Vào 10 giờ sáng nay (4/9), tâm bão trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133 km/h), giật cấp 15. Những giờ qua, bão di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc với vận tốc khoảng 10 km/h.
Bão Yagi đã tăng 4 cấp kể từ khi vào Biển Đông trong sáng qua (từ cấp 8 lên cấp 12) và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cấp mạnh do gặp điều kiện rất thuận lợi trên Biển Đông như mặt biển rất ấm, đứt gió yếu.
Hôm nay, hầu hết đài khí tượng lớn trên thế giới đã nâng mức cảnh báo với bão Yagi. Mỹ cho rằng bão có sức mạnh CAT 4 (thang Saffir-Simpson) với mức độ tàn phá mang tính khốc liệt. Nhật Bản dự báo bão mạnh nhất cấp 15. Hồng Kông nhận định Yagi có thể đạt mức siêu bão cấp 16-17.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia của Việt Nam cũng nâng mức cảnh báo với bão Yagi lên cấp 14-15, giật cấp 17. Với kịch bản này, dự báo trong 3 ngày tới, bão di chuyển ổn định theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 10-15 km/h và tiếp tục mạnh lên.
Vào 10 giờ sáng ngày 6/9, khi cách đảo Hải Nam khoảng 120 km về phía đông, bão Yagi có thể đạt cường độ mạnh nhất với cấp 14-15, giật cấp 17.
Dự báo sau khi đi vào vịnh Bắc Bộ khoảng ngày 7/9, bão Yagi suy giảm xuống cường độ khoảng cấp 12-13, giật cấp 16 do ma sát với địa hình của đảo Hải Nam. Theo các chuyên gia, do mặt biển vịnh Bắc Bộ đang rất ấm nên bão có khả năng đi vào đất liền nước ta với cường độ rất mạnh.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, sau khi qua đảo Hải Nam, có hai kịch bản có thể xảy ra. Ở kịch bản thứ nhất, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, đi vào phía bắc vịnh Bắc Bộ, đổ bộ Quảng Ninh- Hải Phòng. Ở kịch bản thứ hai, bão đi lệch xuống phía nam của vịnh Bắc Bộ và đi vào đồng bằng Bắc Bộ.
Ở kịch bản thứ nhất, mưa lớn nhất sẽ tập trung ở miền Bắc, kéo dài trong nhiều ngày với cường độ dữ dội. Ở kịch bản thứ hai, vùng ảnh hưởng có thể dọc ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, mưa lớn mở rộng ra Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ lụt, ngập úng vùng trũng thấp, sạt lở đất lũ quét ở vùng núi.
Bão Yagi hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi của Philippines, mạnh lên thành bão vào đêm 1/9 và đi vào Biển Đông vào sáng 3/9. Trước khi vào Biển Đông, bão tàn phá khu vực miền Bắc và miền Trung của Philippines, gây mưa lớn, gió giật mạnh, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.
Chuyên gia dự báo khả năng bão số 3 mạnh lên thành siêu bão
Theo TS. Nguyễn Ngọc Huy (Huy Nguyen), bão Yagi sẽ sớm đạt cấp độ Cuồng Phong vào tối mai (4/9) và không loại trừ khả năng mạnh lên thành cấp SIÊU BÃO vào 6/9.
Ba yếu tố khiến bão Yagi có thể tàn phá kinh hoàng
Cường độ bão rất mạnh, đổ bộ trực tiếp đất liền nước ta, vùng mây rộng cả nghìn km là những yếu tố khiến bão YAGI có vùng ảnh hưởng rộng lớn và mức độ tàn phá nghiêm trọng.
Bão số 3 khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc
Bão số 3 mạnh thêm với cường độ có thể đạt đến cấp 14, giật cấp 17; di chuyển nhanh về vịnh Bắc Bộ, khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.