Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự án tàu ngầm bí ẩn của Nga và Trung Quốc

Hai cường quốc quân sự vẫn đầu tư cho tàu ngầm tấn công không chạy năng lượng hạt nhân và vừa thông báo hợp tác phát triển dự án thế hệ mới loại này.

Theo RIA Novosti, Nga và Trung Quốc đang hợp tác phát triển một mẫu tàu ngầm mới. Dự án được điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Công nghệ Quân sự Liên bang Nga.

Nga từ lâu khẳng định được vị thế trong lĩnh vực đóng tàu ngầm với nhiều mẫu thuộc nhóm uy lực và kích thước lớn nhất thế giới, theo Forbes.

Nước này từng giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu ngầm, hỗ trợ thiết kế tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Golf và tàu ngầm tấn công lớp Romeo. Gần đây, Nga còn bán cho Trung Quốc tàu ngầm điện - diesel lớp Kilo.

tau ngam bi an cua Nga anh 1

Tàu ngầm hạt nhân Nga Dmitrij Donskoj đi qua vùng biển Đan Mạch năm 2017. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có bước tiến dài trong lĩnh vực này và đủ khả năng để tự đóng mọi loại tàu ngầm. Mặc dù chưa bắt kịp Nga về một số phương diện, khoảng cách giữa hai cường quốc về tàu ngầm không chạy năng lượng hạt nhân đã không còn đáng kể.

Một trong những lĩnh vực Trung Quốc có lợi thế là động cơ đẩy. Nước này đang phát triển tàu ngầm AIP (Động cơ đẩy không khí độc lập), công nghệ mà Nga chưa hoàn thiện dù từng tiên phong thời Chiến tranh Lạnh.

Tàu ngầm lớp Lada của Nga từng được kỳ vọng sẽ làm chủ được công nghệ AIP nhưng cuối cùng chưa tích hợp thành công. Xét về sự vượt trội trong năng lực thiết kế và đóng tàu ngầm của Nga, thách thức của nước này có thể nằm ở vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, Nga đang bị vượt mặt về công nghệ pin cho tàu ngầm. Hải quân các nước đang dần chuyển sang tàu ngầm chạy pin lithium-ion, với nước tiên phong là Nhật Bản rồi đến Hàn Quốc và Italy. Đã có tin đồn Trung Quốc sẽ sớm hoàn thiện công nghệ này.

Theo Forbes, có khả năng Nga và Trung Quốc cân nhắc hợp tác bù đắp lẫn nhau những điểm yếu về công nghệ và hệ thống tác chiến. Tàu ngầm của Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí và hệ thống sonar của Nga; hoặc tàu ngầm Nga được trang bị công nghệ pin và AIP của Trung Quốc.

Malachite, cơ quan thiết kế tàu ngầm nổi tiếng tại Nga, đang quảng bá một dự án mới nhiều triển vọng: Tàu ngầm P-750B "Serval". Mẫu tàu có chiều dài hơn 65 m, đồng thời được dự đoán sẽ có công nghệ AIP sử dụng nhiên liệu là oxy lỏng. Thiết kế đã được trình làng tại triển lãm quốc phòng Army-2020 đang diễn ra tại Moscow.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đóng tàu của Trung Quốc cũng đang theo đuổi một số thiết kế mới. Hải quân Nga cũng đang đặt hàng thêm tàu ngầm lớp Lada. Điều này làm dày thêm bức màn bí ẩn phủ quanh dự án đầy tham vọng sắp tới của hai nước.

Nhiều khả năng mẫu tàu ngầm mà Trung Quốc và Nga bắt tay phát triển sẽ không phục vụ cho hải quân của họ.

Cả hai đang tìm hướng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chủ yếu về tàu ngầm tấn công loại quy ước (phi hạt nhân).

Trung Quốc có thị phần lớn hơn Nga với những hợp đồng bán tàu cho Thái Lan, Bangladesh và Pakistan. Vì vậy, dự án mới có lẽ sẽ phục vụ thương mại.

Tàu ngầm tối tân của Mỹ tới Địa Trung Hải giữa căng thẳng

Tàu ngầm USS Seawolf đã được Mỹ điều động từ Bangor, bên bờ Thái Bình Dương, tới Hạm đội 6 hoạt động ở Địa Trung Hải trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực này gia tăng.

Hang động bí ẩn cho tàu ngầm Trung Quốc tại căn cứ ở Hải Nam

Công ty vệ tinh Planet Labs lần đầu chụp được hình ảnh tàu ngầm Trung Quốc đi vào một hang động bí ẩn ở căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam.

Căn cứ tàu ngầm mới của Nga vô hiệu hóa ‘mắt thần’ vệ tinh

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng căn cứ tàu ngầm Vilyuchinsk và biến nơi đây thành một chuẩn mực mới của Hạm đội Thái Bình Dương.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm