Trụ sở xã bỏ hoang lâu nay. |
Theo tìm hiểu của PV, năm 2019, sau khi hai xã Quảng Phúc và Quảng Vọng sáp nhập thành xã Quảng Phúc (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) đã lấy trụ sở xã Quảng Vọng cũ làm khu hành chính của xã mới. Cùng thời điểm, dự án công sở mới của xã Quảng Phúc đang xây dựng phải tạm dừng thi công.
Bà Nguyễn Thị Phượng (trú thôn Ngọc Đới 4, xã Quảng Phúc) cho biết công sở đang xây dựng dở dang thì bỏ không nên có hộ dân sống gần khu vực này đã tận dụng làm nơi nhốt gà, lợn.
Ghi nhận thực tế, cơ sở vật chất của dự án này là khu nhà 2 tầng, đã xây dựng xong phần thô và bỏ hoang từ năm 2019 đến nay.
Bên cạnh đó, một hội trường đã xây dựng xong rất khang trang cũng bỏ không lâu ngày và mới được sử dụng làm xưởng dệt chiếu.
Người dân tận dụng nuôi thêm gà trong công sở bỏ hoang. |
Ông Hoàng Xuân Thi, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phúc, cho biết dự án được xây dựng năm 2018 với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 4 tỷ đồng, còn lại nguồn ngân sách đối ứng của địa phương.
Theo ông Thi, nguyên nhân của việc trụ sở bỏ hoang là do công trình đã được phê duyệt chủ trương và triển khai thi công từ trước khi có đề án sáp nhập xã.
Sau này, xã chọn trụ sở ở Quảng Vọng (nằm ở trung tâm xã làm trụ sở), chính quyền địa phương đã đề nghị dừng thi công để đỡ lãng phí thêm.
Ông Thi cũng thừa nhận có việc người dân sống gần công trình tận dụng các phòng đang xây dựng dang dở để nhốt gà, lợn. Gia đình nhốt gà, lợn cũng chính là người được giao trông coi, bảo vệ trụ sở. Do gia đình này đang sửa chữa chuồng lợn nên họ nhốt tạm.
“Hiện xã trình cấp trên xin chuyển đổi công sở này thành khu sản xuất phức hợp gồm tiểu thủ công nghiệp, may mặc”, ông Thi cho biết.
Các phòng làm việc trong trụ sở bỏ hoang được ngăn làm nơi nuôi lợn. |
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.