Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đột phá lớn về công nghệ nhưng Hwasong-15 khó đe dọa được Mỹ

Chuyên gia kỳ cựu về tên lửa nhận xét tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên có thể tấn công toàn bộ nước Mỹ nhưng mối đe dọa trực tiếp từ cuộc tấn công hạt nhân là không rõ ràng.

Sức mạnh hủy diệt của tên lửa Triều Tiên Triều Tiên khẳng định tên lửa Hwasong-15 có tầm bắn lên tới 13.000 km, điều này có nghĩa nó có thể tấn công thủ đô Washington D.C. của Mỹ, châu Âu hoặc Australia.

Sáng ngày 29/11, Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-15. Tên lửa đạt độ cao tới 4.000 km, cao nhất từ trước đến nay và gấp 11 lần độ cao của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các chuyên gia quân sự ước tính, nếu phóng ở quỹ đạo tiêu chuẩn, tên lửa có thể đạt tầm bắn tới 13.000 km, đủ khả năng tấn công toàn bộ nước Mỹ.

Đây là vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thứ 3 của Triều Tiên trong năm nay, lần đầu vào tháng 7 và lần tiếp theo vào tháng 9. Các quan chức Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản xác nhận tên lửa Hwasong-15 được phóng đi từ Sain Ni.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên phát đi thông báo, tên lửa đạt độ cao quỹ đạo 4.000 km và rơi xuống vùng biển Nhật Bản cách khoảng 992 km từ vị trí phóng.

Vụ thử nghiệm khó tin

David Wright, nhà vật lý học, chuyên gia về tên lửa thuộc Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ, cho rằng việc phóng một tên lửa bay lên gần như thẳng đứng và có quỹ đạo cao như vậy thật khó tin, nếu không muốn nói là không thể tin được.

Chuyên gia Wright cho rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa lên cao như vậy nhằm tránh bay qua Nhật Bản và các quốc gia lân cận khác. Vụ phóng là một thành công rất ấn tượng về mặt kỹ thuật. Nếu phóng ở quỹ đạo tiêu chuẩn, tên lửa có thể đạt tốc độ tới 27.000 km/h và tầm bắn có thể đạt tới 13.000 km.

Trieu Tien phong ten lua anh 1
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 trong một lần phóng thử. Ảnh: KCNA.

“Tên lửa này có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ và tạo thêm một lời cảnh báo nhưng điều đó không có nghĩa là mối đe dọa trở nên hiện hữu mà không xem xét đến tải trọng của đầu đạn”, chuyên gia Wright nói với Business Insider.

Mục tiêu chính trong chương trình ICBM của Triều Tiên là trang bị đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vừa lên tên lửa là thách thức rất lớn về mặt kỹ thuật. Wright cho biết các ICBM đốt cháy nhiên liệu trong vòng khoảng 3-5 phút để đẩy tên lửa lên quỹ đạo, sau đó tách đầu đạn khỏi thân tên lửa.

Đầu đạn tiếp tục lướt ngoài không gian khoảng 30 phút nữa trước khi quay trở lại bầu khí quyển cho đến khi đạt tới mục tiêu và phát nổ. Triều Tiên gần đây đã thử nghiệm thiết bị nổ được cho là bom hydro với đương lượng nổ khoảng 300 kiloton, gấp 20 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945.

Tuy vậy, ông Wright hoài nghi khả năng Triều Tiên có thể thu nhỏ bom hydro để lắp vừa trên tên lửa. Thay vào đó, ông cho rằng đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên có thể lắp trên tên lửa là loại bom nguyên tử tương tự loại Mỹ ném xuống Nhật Bản.

“Các tên lửa có thể cung cấp hỏa lực nhưng không phải là khả năng đã được chứng minh. Cộng đồng kỹ thuật Mỹ đang xảy ra tranh luận lớn về khả năng thu nhỏ đầu đạn nhiệt hạch của Triều Tiên”, ông Wright nói.

Vụ phóng mới nhất không đầu đạn?

Các chuyên gia về tên lửa cho rằng các vụ phóng ICBM gần đây của Triều Tiên được thực hiện với tải trọng rất nhẹ, nhằm nâng tầm bắn của chương trình tên lửa nước này lên mức báo động. Một đầu đạn hạt nhân thực tế do Triều Tiên chế tạo có thể nặng đến vài trăm kilogam, dẫn đến giảm tầm bắn.

Trieu Tien phong ten lua anh 2
Thiết bị được cho là đầu đạn nhiệt hạch của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, các chuyên gia hoài nghi vụ phóng mới nhất của Triều Tiên không mang theo tải trọng đầu đạn, nên tên lửa có thể đạt tới độ cao quỹ đạo 4.000 km. Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa bay được khoảng 992 km và rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Tuy nhiên, hệ thống giám sát của Tokyo không ghi nhận được hình ảnh đầu đạn bị đốt cháy trong khí quyển như các vụ phóng trước.

Triều Tiên có thể đã làm giả một số yếu tố để cảnh báo rằng tên lửa nước này có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ. Ông Wright nói rằng bản thân tên lửa nếu không mang theo đầu đạn thì hầu như vô hại với nước Mỹ.

Ngoài ra, độ chính xác của tên lửa Triều Tiên cũng là vấn đề cần xem xét. Ông Wright ước tính tên lửa Triều Tiên có bán kính lệch mục tiêu khoảng 10-20 km. Nếu tên lửa Triều Tiên nhắm vào thành phố San Francisco, đầu đạn có thể bay lệch khỏi thành phố và phát nổ trên Thái Bình Dương.

Chuyên gia Wright cho rằng vụ phóng mới nhất là một bước tiến quan trọng trong chương trình tên lửa của Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang tiến tới khả năng tấn công nước Mỹ bằng tên lửa nhưng đất nước này không chứng minh được có thể tấn công Washington bằng đầu đạn hạt nhân.

Khoảnh khắc tên lửa liên lục địa Triều Tiên rời bệ phóng Đài truyền hình Triều Tiên công bố video mới nhất ghi lại toàn cảnh vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm 4/7.

Triều Tiên: Mỹ chỉ chiến tranh nếu chấp nhận hy sinh Hàn Quốc

Giáo sư Alexander Vuving cho rằng "Tứ giác Kim cương" có thể sẽ là lời giải cho nhiều thách thức an ninh trong khu vực nhưng chìa khóa vấn đề Triều Tiên vẫn nằm ở Trung Quốc.

Tứ giác Kim cương: 'NATO của châu Á' và sự trỗi dậy của Trung Quốc

Các chuyên gia trao đổi với Zing.vn bác bỏ khả năng "Tứ giác Kim cương" sẽ là NATO của châu Á nhưng cho rằng nó sẽ đóng góp vào "trật tự dựa trên luật pháp" tại khu vực.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm