Sáng 29/4, nhiều phương tiện lưu thông trên đại lộ Mai Chí Thọ, hướng về nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức) để vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây phải chịu cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
Hàng nghìn ôtô nối đuôi nhau nhích từng chút, có thời điểm đứng bánh trên đường. Việc ùn tắc xảy ra từ khoảng 7h đến gần trưa cùng ngày.
Ôtô xếp hàng dài trên đại lộ Mai Chí Thọ hướng vào cao tốc. Ảnh: M.H. |
Tài xế Nguyễn Văn Toàn (32 tuổi, ngụ quận 12), sáng nay chở vợ con rời TP.HCM đi Vũng Tàu du lịch. Tuy nhiên, phải mất gần 2h, anh mới qua khỏi đoạn đại lộ Mai Chí Thọ từ Xa lộ Hà Nội đến nút giao An Phú.
Tuy nhiên, khi đến nút giao này, anh mới phát hiện CSGT đã chặn hướng đường dẫn vào cao tốc. “Tôi phải quay đầu phương tiện ngược trở lại ra hướng quốc lộ 1, quốc lộ 51 để đi Vũng Tàu”, anh Toàn nói.
Theo ghi nhận của Zing lúc 10h, trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cách nút giao An Phú) khoảng 500 m, 3 ôtô không giữ khoảng cách xảy ra va chạm liên hoàn. Lực lượng quản lý cao tốc và Cục CSGT đã đến xử lý tai nạn.
Giao thông hướng vào cao tốc cũng được CSGT chặn lại để có không gian xử lý vụ tai nạn.
CSGT xử lý vụ tai nạn liên hoàn. Ảnh: M.H. |
Một cán bộ Cục CSGT cho biết sáng nay, lượng phương tiện lưu thông trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây quá đông; đồng thời, 2 ôtô gặp sự cố trên cao tốc và vụ tai nạn liên hoàn.
Theo cán bộ này, một ôtô bị chết máy tại khu vực cầu Mương Kênh (địa phận TP Thủ Đức), một xe chết máy và tai nạn liên hoàn cách đó không xa. Lượng xe quá đông, buộc CSGT phải chặn tạm thời hướng lên cao tốc phía TP.HCM để xử lý sự cố.
Trong khi đó, một cán bộ thuộc Đội CSGT Cát Lái, cho biết trước cảnh ùn ứ trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, CSGT đã chặn hướng lên cao tốc theo cách vừa chặn vừa xả.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.