Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đồng nhân dân tệ chạm đáy kể từ đầu năm

Đồng tiền của Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần này và đánh mất mốc quan trọng so với đồng USD.

Theo trang tin Market Insider, trong phiên giao dịch chiều 17/5 trên thị trường ngoại hối quốc tế, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm 0,3% xuống còn 7,02 tệ đổi 1 USD - xác lập mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Đối với giao dịch trên thị trường tiền tệ trong nước, đồng tiền này cũng giảm 0,4% xuống còn 7,002 tệ đổi 1 USD, theo dữ liệu của Bloomberg.

Kể từ tháng 1 đến nay, đồng nhân dân tệ đã giảm tới gần 5% so với đồng USD - tương đương mỗi tháng giảm 1%, bất chấp việc giới đầu tư từng kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch.

Gần đây, đà tăng trưởng yếu và một loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm trong tháng 4 lại càng phá vỡ hy vọng của các nhà đầu tư. Tất cả các chỉ số về sản xuất, doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định hay tỷ lệ thất nghiệp đều đang gây thất vọng.

Trên thực tế, mức 7 tệ đổi 1 USD được coi là một mức quan trọng về mặt tâm lý đối với đồng tiền này, và đây cũng là mức mà các nhà chức trách Trung Quốc cố gắng giữ vững.

Chẳng hạn, trong đợt suy thoái năm 2016, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bán ra hơn 107 tỷ USD dự trữ để duy trì sức mạnh của đồng tiền quốc nội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ quan này đã không còn thực hiện những động thái kể trên nữa.

Đồng thời, trong tháng 3 vừa qua, Thống đốc PBOC Dị Cương cũng tuyên bố rằng mốc 7 tệ đổi 1 USD không còn là mốc quan trọng, và cơ quan này đã nới lỏng hầu hết quyền kiểm soát tiền tệ. Dù vậy, ngân hàng trung ương này vẫn sẽ khống chế mức dao động mỗi ngày của đồng tệ ở khoảng 2% so với đồng USD.

Ngoài ra, một lý do khác nữa dẫn đến sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ là Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đồng tiền này thành đồng tiền quốc tế trong thương mại toàn cầu.

Chứng khoán Mỹ lao dốc

Khi nhà đầu tư bớt lo về tình hình chống lạm phát của Fed thì một vấn đề mới lại xuất hiện. Cuộc đàm phán trần nợ không suôn sẻ của giới chức Mỹ đang khiến thị trường lao đao.

Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'

Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.

Cứ 5 thanh niên Trung Quốc thì có 1 người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 đang ở mức báo động 20,4%.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm