Với mong muốn được là những người đầu tiên mua vàng may mắn nhân ngày thần tài, nhiều người dân ở Hà Nội và TP HCM đã xếp hàng chờ đợi từ 5h trước cửa tiệm.
5h30 sáng 16/2 (10 tháng Giêng âm lịch), hàng chục người đã xếp hàng chờ cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở cửa để mua nhân ngày thần tài.
Cụ Đinh Thị Nhuận (79 tuổi) ở phố Đặng Thế Thân có mặt từ 6h sáng. Do đã có tuổi nên cụ được những người có mặt nhường ghế ngồi chờ.
6h30, hàng người đã kéo dài hơn trong khi ở các cửa hàng vàng xung quanh không có một khách nào chờ đợi, cửa vẫn đóng kín.
Một số người đến sớm tranh thủ ăn lót dạ trong khi chờ đợi. Nhiều khách hàng để xe dưới lòng đường, khi bị bảo vệ yêu cầu di chuyển ra chỗ gửi họ không làm theo vì sợ mất chỗ đã súy.
Bên trong cửa hàng tấp nập chuẩn bị đón khách, phía ngoài người dân háo hức ngóng chờ đến giờ mở bán.
Hai sản phẩm được bán chủ yếu cho khách trong ngày thần tài là các loại vàng miếng, vàng nhẫn 1 chỉ, 2 chỉ và cả nửa chỉ.
Đúng 7h sáng, những khách chờ đầu tiên trong ngày được đón vào cửa.
Nhiều người quan niệm mua vàng được sớm trong ngày thần tài là điều may mắn.
Cụ Nhuận là người đầu tiên mua được vàng. Cụ cho biết, với số tiền mừng tuổi của con gái, cụ mua hai nhẫn vàng, mỗi nhẫn một chỉ (giá 3,257 triệu đồng/chỉ).
Từ 8h15, khách hàng rồng rắn càng đông hơn bên ngoài cửa một số tiệm vàng.
Nhân viên bán hàng hoạt động mệt nghỉ.
Đến 10h30, dòng người xếp hàng nối dài qua các tuyến phố tại nút Trần Nhân Tông - Triệu Việt Vương.
Tại một cửa hàng bán vàng khác trên phố Cầu Giấy 9h sáng 17/2, dòng người xếp hàng đông nghẹt bên ngoài. Ảnh: Duy Hiếu.
Phần lớn khách hàng chấp nhận đứng chờ mỏi chân để được mua vàng trong buổi sáng để lấy may. Ảnh: Duy Hiếu.
Nhiều khách phải đợi hơn 2 giờ vẫn chưa thể vào trong mua được vàng. Ảnh: Duy Hiếu.
Đội ngũ nhân viên mặc trang phục màu vàng đón tiếp khách ngoài vỉa hè. Ảnh: Duy Hiếu.
Tại TP HCM:
Trụ sở chính của SJC trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, lượng khách giao dịch đến giao dịch hôm nay đông hơn các đơn vị khác do ở đây bán cả vàng thần tài lẫn vàng miếng truyền thống.
Theo đại diện của SJC, để tránh tình trạng hiếm hàng, buộc phải giới hạn một khách hàng chỉ được mua 2 sản phẩm như năm ngoái, năm nay, đơn vị này đã chuẩn bị hơn 200.000 sản phẩm dành riêng cho ngày thần tài và phân phối sỉ, lẻ ra thị trường từ giữa tháng 12/2015. Riêng trong hôm nay còn có thêm 50.000 sản phẩm bổ sung, tăng gấp 4 lần số lượng năm ngoái. SJC cho biết sẽ mở cửa đến 21h tối nay, hoặc đến khi hết khách mua bán.
Khách đến giao dịch phải lấy số thứ tự tại quầy tiếp tân, điền đủ thông tin. Với giao dịch trên 300 triệu đồng (9 lượng trở lên) và có yêu cầu xuất hóa đơn, người mua phải cung cấp thêm thông tin CMND và di chuyển lên làm việc tại phòng kinh doanh tại tầng 2.
Vàng may mắn và vàng thần tài được mua với số lượng lớn nhất, trong khi lượng giao dịch vàng miếng cũng tăng mạnh so với ngày thường.
Nhiều khách hàng
đến mua vàng miếng nhưng không có hàng, do SJC hiên không dập thêm các sản phẩm vàng miếng loại dưới 1 lượng. Chị Nguyễn Mai (ở quận 2) đến mua vàng miếng với số thứ tự 1.100 nhưng đã sớm nhận thông báo không còn hàng, và đươc gợi ý mua sang các sản phẩm khác.
Theo tục lệ, mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày nhiều gia đình sắm sửa lễ vật cúng vía thần tài, mong một năm làm ăn suôn sẻ, đắc tài đắc lộc. Thần tài được quan niệm là vị thần quản về tài lộc.
Trong ngày này, dân gian có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc thần tài, cúng xong sẽ được may mắn quanh năm. Nguyên nhân theo tín ngưỡng dân gian, việc mua vàng – món kim loại quý có giá trị rất cao và thường được xem là vật “để dành” của đa số người dân Việt Nam.
Vào ngày này, mua vàng cũng đồng nghĩa với việc mang của cải vào nhà có sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản. Điều này sẽ khiến cho tài vận của người mua vàng trở nên khởi sắc và ngày càng tốt đẹp trong năm đó.
Trước ngày vía thần tài (mùng 10 tháng Giêng), nhiều người dân ở Hà Nội, TP HCM đã tranh thủ mua vàng sớm, khi thấy giá bán giảm mạnh về vùng 33,4 triệu đồng một lượng.
CEO Thiên Long cho biết doanh nghiệp gần đây đã phải đối mặt với áp lực kép từ sự sụt giảm nhu cầu và sự cạnh tranh của hàng giá rẻ Trung Quốc qua các nền tảng thương mại điện tử.