Chiều 3/9, dòng phương tiện trở lại Thủ đô, kết thúc kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Tại cửa ngõ phía nam Hà Nội đã xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài. Trong ảnh, đường Vành đai 3 hướng về Ngã tư Sở ùn ứ hàng km vào thời điểm 14h30. |
Cao tốc Pháp vân - Cầu Giẽ cũng trong cảnh tương tự, lượng phương tiện tăng cao đột biến vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ. |
Hình ảnh cao tốc Pháp vân - Cầu Giẽ thời điểm 15 giờ ngày 3/9. Theo ghi nhận, dòng phương tiện bắt đầu đổ về từ trưa và tăng dần về cuối chiều, dòng xe nối đuuôi nhau di chuyển chậm chạp vào thủ đô. |
Tại đường Vành đai 2 di chuyển về phía trung tâm Hà Nội tăng đột biến. Tại ngã tư Vọng ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài hàng km. |
Đường Ngọc Hồi, hướng di chuyển vào nội đô cũng chật kín phương tiện từ đầu giờ chiều. |
Dòng phương tiện xếp hàng dài nhích từng chút một. |
Thời tiết chiều 3/9 nắng nóng, nhiều em nhỏ ngủ gục trên xe trên đường quay lại thủ đô cùng bố mẹ. |
Tại bến bến xe Mỹ Đình, đông đảo người dân lỉnh kỉnh đồ đạc quay trở lại thủ đô, kết thúc kỳ nghỉ lễ. |
Tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), hàng nghìn người dân từ các tỉnh, thành phố trở lại nơi làm việc. |
Dòng người từ các tỉnh thành như Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa... liên tục đổ về Hà Nội trên các chuyến xe khách. |
Minh Ngọc (sinh viên trường ĐH Ngoại Thương) tỏ ra mệt mỏi sau chuyến đi dài hơn 2 tiếng từ Ninh Bình tới Hà Nội. “Di chuyển trong những dịp này thực sự mệt mỏi, mình phải ngồi chen chúc dưới sàn xe do nhà xe “nhồi nhét” quá tải hành khách trên xe cùng hành lý lỉnh kỉnh. Giờ mình chỉ muốn về phòng trọ thật nhanh để nghỉ ngơi”, Ngọc nói. |
Đến cuối giờ chiều ngày 3/9, cửa ngõ phía nam vẫn xảy ra tình tràng ùn ứ. |
Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.