Anthony Gignac, 48 tuổi, tự tạo ra cuộc sống cá nhân xa xỉ với đội vệ sĩ và những giấy tờ ngoại giao giả từ hoàng gia. Tất cả đều nhằm mục đích lừa đảo.
Đóng giả là Khalid Bin Al-Saud, hoàng tử Saudi Arabia, ông Gignac sống trong căn hộ sang trọng trên đảo Fisher tại Miami, lái chiếc Ferrari với biển số ngoại giao giả và niềm nở chào đón các nhà đầu tư cũng như người hâm mộ. Trên cánh cửa căn hộ của Gignac còn có dòng chữ "Sultan", từ chỉ nhà vua tại các nước Hồi giáo, theo AFP.
Người này còn cấu kết với các vệ sĩ mang theo giấy tờ ngoại giao giả, yêu cầu được tiếp đón theo nghi thức hoàng gia và từ đó đòi các nhà đầu tư tặng quà.
![]() |
Anthony Gignac bị kết án 18 năm tù vì đóng giả hoàng tử Saudi Arabia. Ảnh: AFP. |
Hàng chục người đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của Gignac, nghĩ rằng ông sẽ đầu tư cho mình. Tuy nhiên, Gignac lại dành toàn bộ số tiền nhận được để mua quần áo hàng hiệu, sắm du thuyền và máy bay phản lực riêng.
Gignac chuyển đến Miami vào năm 2017. Sinh ra ở Colombia, Gignac được nhận nuôi bởi một gia đình ở bang Michigan khi lên 7 tuổi. Đến năm 17 tuổi, Gignac bắt đầu có dấu hiệu thay đổi nhân cách.
Kể từ đó, ông bị bắt và kết án nhiều lần vì tội lừa đảo. Tuy nhiên, Gignac vẫn chưa muốn dừng lại và tiếp tục với việc đóng giả hoàng tử Saudi Arabia.
Theo tờ Miami Herald, trò lừa đảo của Gignac bắt đầu bị vạch trần khi một nhà phát triển bất động sản cảm thấy kỳ lạ rằng Gignac vẫn vui vẻ ăn giăm bông, thịt lợn xông khói và các sản phẩm làm từ thịt lợn khác. Theo quy định của đạo Hồi, thịt lợn là thức ăn cấm kỵ.
Đến tháng 11/2017, ông Gignac bị bắt và cáo buộc 18 tội danh, bao gồm hành vi gian lận điện tử và trộm cắp danh tính nghiêm trọng.
"Trong suốt ba thập kỷ qua, Anthony Gignac thể hiện mình là một hoàng tử Saudi Arabia để thao túng và lừa đảo vô số nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Là người đứng đầu đường dây lừa đảo quốc tế tinh vi, Gignac sử dụng danh tính giả mạo của mình để bán đi hy vọng", Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ariana Fajardo Orshan nói trong một tuyên bố.
"Hàng chục nhà đầu tư không nghi ngờ về Gignac đã bị lừa mất số tiền hơn 8 triệu USD".
Thẩm phán Cecilia Altonaga đưa ra bản án nghiêm khắc đối với Gignac, cho rằng cuộc đời tội phạm xa xỉ của Gignac là "thực sự lạ thường".
Kẻ trốn nã khét tiếng của Trung Quốc sống phởn phơ ở Mỹ
Thi Kiến Tường, một trong 50 tội phạm tài chính bị truy nã hàng đầu tại Trung Quốc, đang tự do sống và kinh doanh tại Mỹ dù phải chật vật tìm cách che giấu danh tính của mình.
Đường dây kết hôn giả ở Mỹ của người Việt: Bị bắt khi định trốn về VN
Các nhà điều tra Mỹ chưa xác minh được đường dây kết hôn giả khủng của người Việt ở Houston, Texas, có quy mô lớn tới đâu. Đây là đường dây lớn nhất lịch sử ở thành phố này.
Chồng giả chết, vợ giả đám tang và con trai kinh ngạc gặp cha
Một thi thể được tìm thấy trong bụi rậm, cạnh con đường đất vùng quê ở Moldova sáng 1/10/2011, khởi đầu của vụ lừa đảo tinh vi có thể dựng thành phim Hollywood.