Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đường dây kết hôn giả ở Mỹ của người Việt: Bị bắt khi định trốn về VN

Các nhà điều tra Mỹ chưa xác minh được đường dây kết hôn giả khủng của người Việt ở Houston, Texas, có quy mô lớn tới đâu. Đây là đường dây lớn nhất lịch sử ở thành phố này.

Chân dung nữ luật sư gốc Việt trong đường dây kết hôn giả ở Mỹ Luật sư Nguyen Le Thien Trang được biết đến trong cộng đồng người gốc Việt ở bang Texas, Mỹ, vì thường xuất hiện trên một chương trình tư vấn pháp lý của truyền hình địa phương.

Đường dây kết hôn giả khủng ở Houston được bóc gỡ sau khi một nhân viên của Sở Di trú và Nhập cư Mỹ (USCIS) phát hiện ra điều "mờ ám" kể từ năm 2017 và báo cáo về nghi vấn gian lận.

Điều này dẫn tới việc điều tra và phát hiện đường dây kết hôn giả từ Texas về Việt Nam, với 50 cặp đôi có liên quan. Hiện tại, 96 cá nhân, với rất nhiều trong số này là người nhập cư bất hợp pháp, đã bị truy tố. USCIS đang xem xét hủy thị thực hoặc thẻ xanh với những người thực hiện kết hôn giả thông qua đường dây.

Duong day ket hon gia cua nguoi Viet anh 1
Gần 50 vụ kết hôn giả được liệt kê trong cáo trạng tại tòa ở Houston. 

30-50% trường hợp xin thẻ xanh qua hôn nhân là "có nghi vấn"

"Kết hôn giả là tội phạm nghiêm trọng", ông Tony Bryson, giám đốc quận của USCIS, nói. Ông Bryson nhận định vụ bắt giữ cho thấy chính phủ có khả năng phát hiện các trường hợp lừa đảo tương tự.

Nhưng hiện mọi người vẫn chưa rõ tình trạng kết hôn giả ở Mỹ phổ biến tới mức nào. Một cựu nhân viên USCIS chia sẻ với Washington Times rằng khoảng 30-50% các đơn xin cấp thẻ xanh thông qua kết hôn là "đáng nghi vấn" và chúng nên được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Đường dây tại Houston sử dụng phương thức phổ biến, mặc dù mức giá trong đường dây này được cho là ở mức cao so với những đường dây khác.

Nhà chức trách cho biết đường dây được vận hành bởi Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, từ nhà của bà này tại phía tây nam Houston và các chân rết trên khắp Texas và Việt Nam.

Ashley Yen Nguyen cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh từ A đến Z, bao gồm việc tìm đối tượng phù hợp để kết hôn giả, tạo album ảnh cưới giả, tạo giấy tờ giả, lập hồ sơ thuế và tài sản để xây dựng một câu chuyện đủ sức thuyết phục với các nhân viên của USCIS.

Duong day ket hon gia cua nguoi Viet anh 2
Bộ ảnh cưới giả thu được tại trong đường dây kết hôn giả do bà Ashley Yen Nguyen điều hành. Ảnh: ICE.

Khách hàng sẽ bị tính phí 50.000-70.000 USD, phụ thuộc vào việc hồ sơ nhập cư của họ đã tới giai đoạn nào. Mục tiêu cuối cùng là tấm thẻ xanh, xác nhận tình trạng hợp pháp vĩnh viễn và là bước quan trọng để nhập cư và trở thành công dân Mỹ chính thức.

Theo các tài liệu của tòa, một trong những công dân Mỹ tham gia vào đường dây được trả 300 USD mỗi tháng, cộng với chi phí thuê một chỗ ở khác.

Cơ quan chức năng cho biết cặp đôi này chưa từng sống cùng nhau và chưa từng thực hiện cuộc hôn nhân của họ theo đúng nghĩa.

Cưới xong, không gặp

Một số người bị cáo buộc kết hôn giả đã thú nhận về hành vi phạm tội của mình.

Trong một trường hợp, các nhân viên của Bộ An ninh Nội địa đã phỏng vấn người đàn ông có tên Nam Phuong Hoang và anh này thú nhận đã trả tiền để kết hôn với người vợ giả của mình.

Duong day ket hon gia cua nguoi Viet anh 3
Nhiều cặp thậm chí còn không sống chung với nhau sau khi làm đám cưới. Ảnh minh họa: Getty.

Người đàn ông này đến gặp các nhân viên USCIS để phỏng vấn, điều chỉnh tình trạng giấy tờ nhập cư, nhưng "vợ" anh lúc đó là Brady Lynn Eisley lại không có mặt. Sau khi các đặc vụ tới địa chỉ của anh này, Hoang thú nhận rằng cô Eisley không phải là vợ anh ta.

Ngay sau cuộc đối chất, Hoang mua vé máy bay để trốn về Việt Nam nhưng anh bị bắt ngay trước khi làm việc đó. Người đàn ông này sẽ phải đối mặt với việc bị trục xuất và cả các cáo buộc tội phạm, bao gồm việc gian lận hôn nhân và gian lận visa.

Một trong những bị cáo khác là Uyen Ha Bao Tran, bị bắt ngay khi chuẩn bị bước lên máy bay về Việt Nam tại sân bay quốc tế George Bush. Trong vòng vài tiếng sau đó, cô Tran khai đầy đủ chi tiết về cuộc hôn nhân giả mạo của mình, chia sẻ rằng cô đã sống ở Mỹ 3 năm nhưng chưa từng sống chung với người chồng trên giấy tờ là Julio Cesa Vaconcelos.

Tổng cộng, công tố viên phát hiện 47 cuộc hôn nhân giả mạo trong giai đoạn từ 2013 đến 2018. Trong số này, 50 cá nhân đã bị bắt giữ.

Một quan chức của USCIS cho biết cơ quan đang đợi phán quyết của tòa án để thực hiện các bước tiếp theo với 46 nghi phạm khác. "Nếu có các xác nhận buộc tội, chúng tôi sẽ xem xét các trường hợp và thực hiện các hành động phù hợp về mặt pháp lý với những lợi ích nhập cư bị lạm dụng bởi lừa đảo". 

Cái giá của chiếc thẻ xanh

Ông Andrew Arthur, cựu thẩm phán nhập cư và hiện là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư ( viện nghiên cứu chính sách bảo thủ, chủ trương hạn chế nhập cư ở Washington), cho biết mức giá 70.000 USD là đáng ngạc nhiên.

"Nó cho bạn thấy giá trị của chiếc thẻ xanh", ông Arthur nhận định.

Chuyên gia này cho rằng chưa có nghiên cứu nào thật sự thành công trong việc phát hiện quy mô của kết hôn giả. Vấn đề ở đây là vì nếu ai đó thành công trong việc này, "bạn sẽ không bao giờ phát hiện điều đó".

"Yêu cầu đối với nhập cư qua hôn nhân là không cao", ông Arthur giải thích.

Duong day ket hon gia cua nguoi Viet anh 4
Kết hôn giả là con đường để người nước ngoài có thể trở thành công dân Mỹ. Ảnh: Reuters.

Bình thường, các quan chức của USCIS sẽ đặt ra nghi vấn khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như chênh lệch tuổi tác và văn hóa quá lớn, không thể sử dụng ngôn ngữ của người kia, hoặc những cuộc hôn nhân được sắp đặt bởi bên thứ 3.

Tại Boston năm ngoái, nhà chức trách đã phát hiện một người đàn ông tham gia vào 5 cuộc hôn nhân giả trong vòng 10 năm từ 2003 đến 2013. Người này chuyên kết hôn giả với các phụ nữ đến từ khu vực hạ Sahara của châu Phi.

USCIS phát hiện ra vấn đề vào năm 2009 và người này thú nhận mình đã trải qua 3 cuộc hôn nhân giả, nhưng sau đó anh ta tiếp tục làm chồng trong 2 cuộc hôn nhân giả khác.

Texas bắt 50 người trong đường dây kết hôn giả do người Việt cầm đầu Các công tố viên liên bang ở Houston, Texas, cho biết gần 100 người đã bị buộc tội trong đường dây lừa đảo hôn nhân lớn, người cầm đầu là Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi.

Những cuộc hôn nhân giả vì thẻ xanh trong cộng đồng người Việt ở Mỹ

Hàng trăm nghìn người bước vào những cuộc hôn nhân giả để có thẻ xanh vào Mỹ hoặc nhận phúc lợi quân đội. Một số kết thúc êm đẹp, một số kết thúc bằng mối quan hệ bạn bè tan vỡ.

Dịch vụ 70.000 USD của đường dây môi giới hôn nhân giả ở Texas

Đường dây môi giới hôn nhân giả do người gốc Việt cầm đầu ở Texas cung cấp gói dịch vụ giá 50.000-70.000 USD cho những người muốn dùng hôn nhân để vào Mỹ hoặc xin thẻ xanh.



Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm