Muốn hợp tác lâu dài, cần xây dựng một mối quan hệ kinh doanh lành mạnh. Ảnh: Edumall. |
[...]
Bên cạnh mỗi kế hoạch để khuyến khích hợp tác thường có một cơ chế để trừng phạt những kẻ gian lận. Người bị bắt thú nhận và khai ra các đồng phạm của mình, họ có thể trở thành mực tiêu trả thù của đồng bọn, những kẻ đã bị khai ra.
Người đó có cơ hội được thoát khỏi nhà tù nhanh chóng hơn, nhưng khi biết những gì đang chờ đợi mình ở bên ngoài nhà tù, anh ta có thể thấy lo sợ.
Cảnh sát thường đe dọa những kẻ buôn bán ma túy để bắt chúng khai bằng cách dọa sẽ thả chúng ra. Nguy hiểm chính là ở chỗ, nếu chúng được thả thì những kẻ cung cấp ma túy cho chúng sẽ cho rằng chúng đã phản bội.
Trong ví dụ về cuộc thí nghiệm trong lớp học tại A&M Texas, nếu các sinh viên có thể phát hiện ra ai đã bội ước sau khi đã thỏa thuận, họ sẽ tẩy chay kẻ đó trong suốt học kỳ. Rất ít sinh viên dám bội ước vì sợ bị xa lánh
Trong OPEC, do có sự liên kết về chính trị và xã hội giữa các quốc gia Ả Rập vào thập niên 1970, quốc gia nào có ý định gian lận cũng sẽ nản lòng do lo sợ bị tẩy chay.
Ðây là những ví dự về sự trừng phạt được đưa thêm vào trò chơi ban đầu nhằm giảm động cơ gian lận. Các hình phạt khác phát sinh ngay bên trong cơ cấu của trò chơi. Thông thường điều này xảy ra vì trò chơi là hành động lập lại nên lợi ích thu được từ việc gian lận trong lần chơi này sẽ dẫn đến thiệt hại trong các lần chơi tiếp theo.
Chúng tôi sẽ minh họa điều này bằng ví dụ về dầu thô của Iran và Iraq.
Sự trừng phạt phát sinh bởi vì hai nước tham gia vào trò chơi này hàng ngày. Giả sử rằng họ khởi sự trên cơ sở tin tnởng lẫn nhau, mỗi nước chỉ sản xuất 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, và như vậy có thể giữ giá ở mức cao.
Mỗi nước luôn luôn bị lôi kéo bởi ý muốn gian lận. Chỉ một ngày Iran gian lận thành công trong khi Iraq vẫn trung thành với cam kết có thể làm tǎng lợi nhuận của Iran từ 46 lên 52 triệu USD, tức là một khoản lời 6 triệu USD.
Câu hỏi là: Điều gì sẽ xảy ra khi Iraq phát hiện ra sự gian lận? Một kịch bản quen thuộc khi đó sẽ là sự tin tưởng lẫn nhau bị phá vỡ và cả hai nước sẽ cùng áp dựng một quy định mới về sản xuất, để đẩy sản lượng lên cao, dẫn đến giá thấp ngay ngày hôm sau.
So với khi các nước còn đang tin tưởng nhau thì điều này đã làm Iran mất đi 14 triệu USD mỗi ngày (46:32). Lợi nhuận ngắn hạn thu về từ gian lận rất nhỏ so với chi phí để khắc phục hậu quả: Nếu như Iraq phải mất một tháng để phát hiện sự gian lận của Iran và trả đũa, thì lợi nhuận tháng sau đó của Iran (180 triệu USD) sẽ bị xóa hoàn toàn chỉ sau 13 ngày khi lòng tin bị phá vỡ.
Tất nhiên thời gian cũng là tiền bạc. Lợi nhuận cao trong thời điểm hiện tại, thì sự sụt giảm lợi nhuận trong tương lai còn kinh khủng hơn. Nhưng kể cả như vậy thì tính toán này vẫn cho thấy một sự bất lợi rõ ràng.
Ðối với Iraq, việc phá vỡ thỏa ước thậm chí còn mang lại nhiều hậu quả xấu hơn nữa. Lợi nhuận hàng ngày trong suốt thời gian hành vi gian lận chưa bị phanh phui là 2 triệu USD, nhưng khi thỏa thuận bị phá vỡ, thiệt hại sẽ lên đến 18 triệu USD.
Trong trường hợp này có thể thấy hai đối thủ cạnh tranh phải tôn trọng thỏa thuận của mình, bởi khi thỏa thuận bị phá vỡ bởi các hành vi không trong sạch, thiệt hại là rất lớn. Hình phạt càng nặng nề bao nhiêu, thì chúng ta càng bớt lo lắng về việc gian lận.
Lòng tin có thể bị phá vỡ vì rất nhiều lý do. Chẳng hạn cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia Iran và Iraq khiến cho OPEC rất khó áp đặt hạn ngạch về sản lượng lên mỗi quốc gia này. Lòng tin vào sự duy trì mức hạn ngạch của thỏa thuận kinh doanh dựa trên khả nǎng trừng phạt sau đó đối với nước vi phạm thỏa thuận.
Nhưng liệu còn sự trừng phạt thêm nào nữa có thể áp đặt lên hai quốc gia đang trừng phạt nhau bằng bom và những cuộc nã pháo vào nhau? Chỉ khi chiến tranh kết thúc, một lần nữa tiềm nǎng cho hợp tác mới có thể xuất hiện, bởi vì tiềm nǎng cho sự trừng phạt đã được khôi phục.
Tóm lại, không có một giải pháp nào để đạt được sự hợp tác qua lại lẫn nhau trong trò chơi chỉ diễn ra một lần. Chỉ có trong mối quan hệ hợp tác liên tục mới có thể có cơ hội để trừng phạt, phải có một chiếc gậy để tạo động lực cho sự hợp tác lành mạnh.
[...]