Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đội quân không người lái của Hải quân Mỹ

Nhằm tăng khả chiến đấu và giảm thiệt hại về người tại khu vực nhạy cảm, Hải quân Mỹ sắp được trang bị loạt thiết bị không người lái cực hiện đại.

Theo DefenseTech.com (trang tin chuyên về khí tài quân sự Mỹ), Hải quân Mỹ đang chế tạo loại thuyền không người lái, được phóng từ các Tuần dương hạm nhằm phá hủy các loại thủy lôi dưới nước và cho phép giữ các tàu chiến và thủy thủ ở khoảng cách an toàn.

Theo DefenseTech.com (trang tin chuyên về khí tài quân sự Mỹ), Hải quân Mỹ đang chế tạo loại thuyền không người lái, được phóng từ các Tuần dương hạm nhằm phá hủy các loại thủy lôi dưới nước và cho phép giữ các tàu chiến và thủy thủ ở khoảng cách an toàn.

Người quản lý chương trình phát triển hệ thống không người lái trên biển Đại úy David Honabach cho biết, phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, sẽ mở đường cho chương trình sản xuất của thuyền có tên gọi là Hệ thống Khoanh vùng Tác động Không người lái (UISS), dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong hạm đội của Mỹ vào năm 2019.

Người quản lý chương trình phát triển hệ thống không người lái trên biển Đại úy David Honabach cho biết, phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, sẽ mở đường cho chương trình sản xuất của thuyền có tên gọi là Hệ thống Khoanh vùng Tác động Không người lái (UISS), dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong hạm đội của Mỹ vào năm 2019.

Honabach giải thích: “UISS là thiết bị nhằm phục vụ nhu cầu của Hải quân Mỹ muốn có một hệ thống có thể nhanh chóng tiêu diệt các loại thủy lôi từ tính và sóng âm trên diện rộng. Chúng có thể săn tìm, quét và vô hiệu hóa các loại mìn”. Hệ thống gồm một thuyền không người lái với một máy phát âm và một dây cáp từ ở bên dưới đáy thuyền, được thiết kế nhằm mô phỏng tín hiệu âm thanh và từ tính của một chiến hạm.

Honabach giải thích: “UISS là thiết bị nhằm phục vụ nhu cầu của Hải quân Mỹ muốn có một hệ thống có thể nhanh chóng tiêu diệt các loại thủy lôi từ tính và sóng âm trên diện rộng. Chúng có thể săn tìm, quét và vô hiệu hóa các loại mìn”. Hệ thống gồm một thuyền không người lái với một máy phát âm và dây cáp từ ở bên dưới đáy thuyền, được thiết kế nhằm mô phỏng tín hiệu âm thanh và từ tính của một chiến hạm.

Theo Honabach, loại thuyền này được thiết kế để dò tìm những khu vực có thủy lôi và kích nổ bằng tín hiệu âm thanh và từ tính mà thiết bị mô phỏng như một tàu chiến thật.

Theo Honabach, loại thuyền này được thiết kế để dò tìm những khu vực có thủy lôi và kích nổ bằng tín hiệu âm thanh và từ tính mà thiết bị mô phỏng như một tàu chiến thật.

“Có nhiều cách để kích nổ thủy lôi. Một số sẽ nổ khi bắt được tín hiệu âm thanh, số khác sẽ nổ khi có tín hiệu từ tính và cũng có loại sẽ nổ bằng cả hai. Thuyền sẽ tạo trường từ tính và có tín hiệu âm thanh giống như của một tàu chiến. Chúng tôi sử dụng một bộ phát âm thanh Mark 104 và một dây cáp từ đặt ở dưới đáy thuyền và cho dòng điện chạy qua nó.” Trong ảnh: Xuồng tuần tra không người lái của Hải quân Mỹ.

“Có nhiều cách để kích nổ thủy lôi. Một số sẽ nổ khi bắt được tín hiệu âm thanh, số khác sẽ nổ khi có tín hiệu từ tính và cũng có loại sẽ nổ bằng cả hai. Thuyền sẽ tạo trường từ tính và có tín hiệu âm thanh giống như của một tàu chiến. Chúng tôi sử dụng một bộ phát âm thanh Mark 104 và dây cáp từ đặt ở dưới đáy thuyền và cho dòng điện chạy qua nó”. Ảnh trên là xuồng tuần tra không người lái của Hải quân Mỹ.

Hồi tháng 9/2014, Hải quân Mỹ đã có một thỏa thuận trị giá <abbr class=118 triệu USD cho công ty Textron Systems nhằm sản xuất mẫu thử và kế tiếp là sáu sản phẩm hoàn chỉnh. Honabach cho biết: “Textron có 2 năm để hoàn thành bản thiết kế cuối cùng và chế tạo EDM (mô hình thiết kế kỹ thuật). Sau đó, một chương trình thử nghiệm sẽ được tiến hành để kiểm tra tính khả thi của bản thiết kế trước khi đưa vào sản xuất ban đầu để chế tạo 6 chiếc UISS”. Trong ảnh: Xuồng tuần tra không người lái của Hải quân Mỹ." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2014_11_07/a6.bmp" />

Hồi tháng 9/2014, Hải quân Mỹ đã có một thỏa thuận trị giá 118 triệu USD cho công ty Textron Systems nhằm sản xuất mẫu thử và kế tiếp là 6 sản phẩm hoàn chỉnh. Honabach cho biết: “Textron có hai năm để hoàn thành bản thiết kế cuối cùng và chế tạo EDM (mô hình thiết kế kỹ thuật). Sau đó, một chương trình thử nghiệm sẽ được tiến hành để kiểm tra tính khả thi của bản thiết kế trước khi đưa vào sản xuất ban đầu để chế tạo 6 chiếc UISS”. 

Ngoài loại thuyền tuần tra phá thủy lôi nói trên, Hải quân Mỹ vừa tuyên bố sẽ sớm đưa vào sử dụng các tàu tuần tra vũ trang không người lái để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ các tàu chiến đi qua những tuyến đường biển nhạy cảm.

Ngoài loại thuyền tuần tra phá thủy lôi nói trên, Hải quân Mỹ vừa tuyên bố sẽ sớm đưa vào sử dụng các tàu tuần tra vũ trang không người lái để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ các tàu chiến đi qua những tuyến đường biển nhạy cảm.

Cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ ngày 5/10 công bố kết quả cuộc thao diễn được coi là chưa từng có hồi tháng 8 vừa qua, khi 13 tàu tuần tra không người lái hộ tống một tàu chiến dọc sông James ở bang Virginia.

Cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ ngày 5/10 công bố kết quả cuộc thao diễn được coi là chưa từng có hồi tháng 8, khi 13 tàu tuần tra không người lái hộ tống một tàu chiến dọc sông James ở bang Virginia.

Thiếu tướng Hải quân Matthew Klunder cho biết cuộc diễn tập đã đạt kết quả vượt xa bất kỳ cuộc thử nghiệm nào trước đó, mở ra khả năng các tàu tuần tra không người lái này sẽ được triển khai hộ tống các tàu chiến của Mỹ trong vòng một năm tới.

Thiếu tướng Hải quân Matthew Klunder cho biết cuộc diễn tập đã đạt kết quả vượt xa bất kỳ cuộc thử nghiệm nào trước đó, mở ra khả năng các tàu tuần tra không người lái này sẽ được triển khai hộ tống các tàu chiến của Mỹ trong vòng một năm tới.

Mỗi con tàu tuần tra tự động không người lái này dài 11m và được trang bị súng máy 50mm cũng như hệ thống đèn rọi và còi rú. Chỉ cần một thủy thủ có thể điều khiển tới 20 tàu. Tàu tuần tra tự động chỉ khai hỏa vào tàu đối phương nếu có lệnh của thủy thủ điều khiển. Quân đội Mỹ cho hay công nghệ mới có thể giúp cứu mạng của các thủy thủ và tăng cường sức mạnh của hải quân.

Mỗi con tàu tuần tra tự động không người lái này dài 11 m và được trang bị súng máy 50 mm cũng như hệ thống đèn rọi và còi rú. Một thủy thủ có thể điều khiển tới 20 tàu. Tàu tuần tra tự động chỉ khai hỏa vào tàu đối phương nếu có lệnh của thủy thủ điều khiển. Quân đội Mỹ cho hay công nghệ mới có thể giúp cứu mạng của các thủy thủ và tăng cường sức mạnh của hải quân.

Phương tiện không người lái tiếp theo Hải quân Mỹ sắp được tiếp nhận là tàu tuần tra cao tốc được thiết kế chuyên làm nhiệm vụ tuần tra tại những eo biển nhạy cảm như Hormuz, Malacca... Theo tạp chí “Wired”, hồi năm 2012, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Maryland tàu cao tốc không người lái dài 11m “Rafael” và đã phóng 6 tên lửa tiêu diệt các mục tiêu nổi trên biển. Trong ảnh: Tàu tuần tra USV Protector.

Phương tiện không người lái tiếp theo Hải quân Mỹ sắp được tiếp nhận là tàu tuần tra cao tốc được thiết kế chuyên làm nhiệm vụ tuần tra tại những eo biển nhạy cảm như Hormuz, Malacca... Theo tạp chí Wired, hồi năm 2012, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Maryland tàu cao tốc không người lái dài 11 m “Rafael” và đã phóng 6 tên lửa tiêu diệt các mục tiêu nổi trên biển. Ảnh trên là tàu tuần tra USV Protector.

Cuộc thử nghiệm này đã kéo dài 3 ngày và được điều khiển từ xa từ căn cứ hải quân Patuxent River. Chiếc USV (Unmanned Suface Vehicle) này là chiếc tàu cao tốc không người lái trang bị vũ khí đầu tiên của Hải quân Mỹ. Nhiệm vụ của nó là chống hải tặc và tiêu diệt các tàu thuyền của đối phương khi xảy ra xung đột vũ trang. Trong ảnh: Tàu tuần tra USV Protector.

Cuộc thử nghiệm này đã kéo dài 3 ngày và được điều khiển từ xa từ căn cứ hải quân Patuxent River. Chiếc USV (Unmanned Suface Vehicle) này là tàu cao tốc không người lái trang bị vũ khí đầu tiên của Hải quân Mỹ. Nhiệm vụ của nó là chống hải tặc và tiêu diệt các tàu thuyền của đối phương khi xung đột vũ trang xảy ra.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng đang cân nhắc mua tàu cao tốc không người lái đã qua thử nghiệm “Protector” của Israel và trang bị cho loại tàu này các loại tên lửa do Mỹ sản xuất. Trong ảnh: Tàu tuần tra USV Protector.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng đang cân nhắc mua tàu cao tốc không người lái đã qua thử nghiệm “Protector” của Israel và trang bị cho loại tàu này các loại tên lửa do Mỹ sản xuất. 

http://baodatviet.vn/anh-nong/doi-quan-khong-nguoi-lai-cua-hai-quan-my-3119927/?p=12

Theo Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm