Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Độc giả ủng hộ quyết liệt việc không cho tiền người ăn xin

"Người ăn xin cũng là người, người bình thường cũng là người. Có chân có tay sao phải đi ăn xin?", bạn đọc Boy Nguyễn chia sẻ sự tán thành với chủ trương của TP HCM.

TP.HCM kêu gọi người dân không cho tiền người ăn xin

Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể gọi vào các số đường dây nóng để cơ quan chức năng tập trung đưa họ vào các cơ sở xã hội.

Từ 28/12 tới đây, TP.HCM sẽ đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội. Đặc biệt, khi phát hiện người ăn xin, ai thông báo tới cơ quan chức năng sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ.

UBND TP cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố phổ biến chủ trương đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của thành phố “không cho tiền người xin ăn”.

Hầu hết độc giả bày tỏ sự ủng hộ chính sách mới này, đồng thời mong muốn TP.HCM làm thật quyết liệt. Độc giả Hồ Phúc Đức cho rằng, đây là việc làm rất thiết thực, thể hiện được nét văn minh đô thị hiện đại vừa có tính nhân văn sâu sắc đồng thời cũng hạn chế được những kẻ xấu lợi dụng lòng tốt của mọi người.

Hình ảnh những em bé bị phơi nắng, thậm chí lột trần để người đi đường mủi lòng thương ở TP HCM. Ảnh: Lê Quân.

Đồng quan điểm, độc giả khác viết: “Khi đọc tin này mình rất vui vì giờ đã có trung tâm bảo trợ cho người vô gia cư. Huyện Hóc Môn có nhiều cụ già sống neo đơn ăn xin từng ngày. Mình mong có một trung tâm bảo trợ như thế để các cụ có một mái ấm chung vào những ngày lạnh”.

Nhiều độc giả cũng không giấu được sự vui mừng trước chủ trương mới của thành phố và hy vọng những người nghèo khổ thật sự sẽ được cưu mang đùm bọc không còn cảnh phải lang thang vất vả đi xin ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc này sẽ hạn chế được những kẻ lợi dụng trẻ nhỏ, người già bị nhiều kẻ chăn dắt buộc đi làm "cái bang", hay những kẻ giả dạng làm người khuyết tật đi xin ăn.

"Bản thân tôi vô cùng đồng ý với quyết định này, một mặt đối với những người "già ăn xin thật" họ có thể tìm được cuộc sống đỡ vất vả hơn, đỡ phải chịu cảnh ngồi ngoài sương, gió, bụi trần, mặt khác để mấy đối tượng giả dạng bớt dần", Phạm Phúc chia sẻ trên Zing.vn.

Sâu xa hơn, nhiều độc giả đồng tình quan điểm nên cho người nghèo “một cái cần chứ không phải cho cá”. Bởi những người có tấm lòng hảo tâm không thể giúp những người ăn xin cả đời mà chỉ giúp họ được trong chốc lát. 

"Xã hội nên cho họ việc làm chứ đừng dùng lòng thương hại để họ làm biếng, đó chính là làm hại họ. Mình thấy người ăn xin cũng là người, người bình thường cũng là người. Vậy người ăn xin có chân có tay sao phải đi ăn xin trong khi có biết bao nhiêu việc họ có thể làm được", độc giả có nickname Boy Nguyễn nhận định.

Nên có nhiều thành phố không người ăn xin

So sánh cách làm tới đây của TP.HCM giống chủ trương của Đà Nẵng 10 năm trước, anh Nguyễn Minh mong muốn TP.HCM cần tiến hành càng nhanh càng tốt và quyết liệt, triệt để và hy vọng dự án sẽ thành công như Đà Nẵng.

Với góc nhìn rộng hơn, độc giả Bá Tùng nhận định, Đà Nẵng đã làm thành công, thì mong Sài Gòn, Hà Nội và nhiều thành phố khác cũng cần có những hành động tương tự. Khi đó, người nước ngoài qua Việt Nam du lịch sẽ không phải bị những người ăn xin quấy rầy, ép mua kẹo cao su,...

Bạn Hà Trần bổ sung, nếu các địa phương triển khai quyết liệt sẽ tránh được tình trạng lừa lọc và lợi dụng những người ăn xin để kiếm tiền và không còn thấy cảnh cơ cực neo đơn của người già nữa. Khi đó, tấm lòng từ thiện của mọi người sẽ đến đúng người.

"Chúng ta phải dán giấy phát động kêu gọi mọi người tích cực tham gia. Khi mình thông báo người già được trợ giúp, trẻ em sẽ được học hành, thanh niên sẽ được học nghề thì đó chính là cần câu để tự họ giúp họ, độc giả Meo Xinh hiến kế.

Kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội. 

Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24h).

Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới các số trên cho cơ quan chức năng, sẽ có chế độ hỗ trợ cho người báo tin.

UBND TP cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP (Thành hội Phật giáo, Tổng Tòa giám mục TP... ) phổ biến chủ trương đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của TP: “không cho tiền người xin ăn”.

Để chăm lo cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, TP tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và huy động đóng góp của xã hội. Người dân có lòng hảo tâm đóng góp thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội TP...

Bà bầu ăn xin, ba năm chưa… đẻ

Ba năm nay, lúc nào người đàn bà ăn xin đó cũng xuất hiện trên đường phố Sài Gòn với cái bụng tròn to như sắp đến ngày sinh nở.

Thiên Lam (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm