Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơ sở pháp lý để đưa người ăn xin vào cơ sở xã hội

Việc đưa người ăn xin, sinh sống nơi công cộng, không nơi cư trú vào trung tâm hỗ trợ xã hội được các cơ quan chức năng thực hiện theo quyết định số 49 ngày 18/12 của UBND TP.

TP.HCM kêu gọi người dân không cho tiền người ăn xin

Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể gọi vào các số đường dây nóng để cơ quan chức năng tập trung đưa họ vào các cơ sở xã hội.

Quyết định này (có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký) bãi bỏ các quyết định hiện hành của UBND TP. HCM liên quan đến việc quản lý người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng (gồm có quyết định số 104/2003, quyết định số 183/2006, quyết định số 88/2009).

Theo quyết định 49, “không có nơi cư trú nhất định” tức là những người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; hoặc có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định.

Người ăn xin tại TP.HCM.

Đây là yếu tố khác biệt lớn giữa quyết định số 49/2014 với các quyết định đã nêu của UBND TP.HCM. Cụ thể, theo quyết định 104/2003 thì đối tượng bị tập trung quản lý là người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng (chứ không phải là người ăn xin, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định như quy định mới).

Trong các biện pháp xử lý các đối tượng này theo quyết định 104/2003 có việc đưa đi lao động tại các cơ sở sản xuất thuộc Sở LĐ-TB&XH và Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM, hoặc đưa đi định cư tại các vùng kinh tế mới.

Năm 2006, từ chỗ cho rằng văn bản nói trên có dấu hiệu trái luật bởi “UBND TP.HCM không đủ thẩm quyền để quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt” mà Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp đã yêu cầu UBND TP xem xét lại việc ban hành quyết định 104/2003.

Sau đó, UBND TP đã ban hành quyết định 183/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 104/2003 (trong đó có việc bãi bỏ biện pháp xử lý nêu trên) và quyết định 88/2009 quy định về thời gian nuôi dưỡng các đối tượng tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Kiếm tiền triệu nhờ 'chăn dắt' người già ăn xin

Những người đi ăn xin che giấu thân phận "ăn xin thuê" để bảo vệ những kẻ “chăn dắt”.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20141223/co-so-phap-ly-de-dua-nguoi-an-xin-vao-co-so-xa-hoi/689088.html

Theo LS Trần Thị Miền/Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm