Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM kêu gọi người dân không cho tiền người ăn xin

Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể gọi vào các số đường dây nóng để cơ quan chức năng tập trung đưa họ vào các cơ sở xã hội.

Thất vọng vì người ăn xin bế con không bao giờ lớn

Trước cửa một số bệnh viện ở Sài Gòn, có những người mẹ nhiều năm bế con đi xin tiền chữa bệnh. Những đứa trẻ trên tay họ sau bao nhiêu năm vẫn chỉ ở độ tuổi ẵm ngửa.

Kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội. 

Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24h).

Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới các số trên cho cơ quan chức năng, sẽ có chế độ hỗ trợ cho người báo tin.

Cảnh người già ăn xin như thế này thường thấy ở TP.HCM .

Trực đường dây nóng 24/24h để nhận tin báo

Trung tâm hỗ trợ xã hội được giao nhiệm vụ tăng cường khảo sát, phối hợp với các lực lượng công an, thanh niên xung phong, các đoàn thể... tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội.

Đường dây nóng của trung tâm sẽ trực 24/24h để tiếp nhận thông tin về người lang thang trên địa bàn TP.

Theo quyết định của UBND TP, nếu là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần được đưa về Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần. Các đối tượng khác đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Đồng thời đưa về địa phương nơi cư trú hoặc giải quyết hồi gia nếu xác minh đối tượng có nơi cư trú nhất định (hoặc có người bảo lãnh đối với những người bị bệnh tâm thần).

Người nào bị đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội từ lần thứ hai trở lên thì trung tâm tiếp nhận nuôi dưỡng. Tại đây, các đối tượng được học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm. Người nước ngoài lang thang xin ăn sẽ được đưa về nước theo quy định.

Cơ sở pháp lý để đưa người ăn xin vào cơ sở xã hội

Việc đưa người ăn xin, sinh sống nơi công cộng, không nơi cư trú vào trung tâm hỗ trợ xã hội được các cơ quan chức năng thực hiện theo quyết định số 49 ngày 18/12 của UBND TP.

Chủ trương “không cho tiền người xin ăn”

Ngoài các biện pháp nêu trên, UBND TP cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP (Thành hội Phật giáo, Tổng Tòa giám mục TP... ) phổ biến chủ trương đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của TP: “không cho tiền người xin ăn”.

Việc giải quyết tình trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản, thiết thực và bền vững.

Thành Hội Phật giáo có văn bản hướng dẫn không để tu sĩ đi khất thực trên địa bàn TP, tránh tình trạng giả danh tu sĩ xin ăn (khất thực) lợi dụng lòng tốt của người dân để xin tiền.

Để chăm lo cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, TP tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và huy động đóng góp của xã hội. Người dân có lòng hảo tâm đóng góp thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội TP...

'Mẹ mìn' ngồi hóng mát, trẻ đứng giữa nắng Sài Gòn xin tiền

Trong lúc những đứa trẻ 2-12 tuổi đen nhẻm, lầm lì đứng xin tiền giữa đường nắng rát thì "mẹ mìn" chọn chỗ mát mẻ chờ "đàn con" mang tiền về.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141222/dong-vien-nguoi-bao-tin-ve-nguoi-lang-thang-xin-an/688995.html

Theo Mai Hoa/Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm