Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Doanh nghiệp tư nhân như đội quân thuyền thúng'

"Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh hoàn toàn bình đẳng, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về tài sản", đại biểu Nguyễn Như So phát biểu.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách Nhà nước Sáng 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách Nhà nước.

Sáng 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà Nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018.

Bộ trưởng các bộ Công Thương, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ được mời lên giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Trước đó, trong ngày đầu thảo luận, đã có 42 đại biểu phát biểu, tranh luận, 2 bộ trưởng tham gia giải trình.

  • Đề nghị Thủ tướng đình chỉ cán bộ hành dân

    Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đồng tình và ủng hộ cao việc Thủ tướng sử dụng thẩm quyền được nhân dân và Quốc hội giao đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp kiên quyết xử lý cán bộ theo thẩm quyền. Theo ông, trước hết có thể tạm đình chỉ công việc cán bộ lãnh đạo hành dân, hành doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, tham nhũng, lãng phí, nhất là trong sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng vốn ODA, xử lý cát tặc, lâm tặc, sai phạm trong công tác cán bộ.

    “Đặc biệt là nạn bằng giả, thăng tiến thần tốc, nâng đỡ bổ nhiệm không trong sáng, các dự án nghìn tỷ đắp chiếu... Nhân dân và cử tri rất mong chờ có sự chuyển biến nhanh chóng trong vấn đề này”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

    thao luan kinh te xa hoi anh 1

    Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) chỉ ra hiện trạng chỉ 56% doanh nghiệp thành lập mới thực tế có hoạt động, mà chỉ có 43% có lãi. Ông nhấn mạnh kinh tế tư nhân như một đội quân thuyền thủng, gặp gió khó mà chịu được.

    “Sức khỏe của doanh nghiệp có thực sự tốt, chậm lớn mà khó có thể cải thiện. Chúng ta cần có biện pháp giải quyết”, ông nói.

    Đại biểu đề nghị cần cải cách mạnh mẽ hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, loại bỏ các giấy phép con - cháu, giảm chi phí cho doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Chính phủ cũng cần đầu tư vào kết cấu hạ tầng, một cách trúng đích. Hạ tầng kết nối các thành phố lớn, tạo ra các nơi đáng sống, các đặc khu, các khu vực kinh tế, ngoài ra giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

    “Chính phủ cũng cần tạo môi trường kinh doanh hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về tài sản. Hỗ trợ doanh nhân tư nhân nguồn vốn với lãi suất thấp, đào tạo nhân lực, nâng cao công nghệ”, ông nói.

    Về năng suất lao động, ông So nhán mạnh đây là một nhiệm vụ trọng tâm khi năng suất của chúng ta rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực. “Chúng ta cũng mất dần lợi thế lao động rẻ để thu hút FDI, cần đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động”, ông đề xuất.

    thao luan kinh te xa hoi anh 2


  • Báo động đỏ tình trạng giải cứu nông sản

    Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) băn khoăn chuyện buồn của ngành nông nghiệp khi luôn tái diễn điệp khúc được mùa mất giá, báo động đỏ tình trạng giải cứu nông sản, sản xuất không gắn với thị trường, cung vượt cầu... Ông nhấn mạnh Chính phủ từng đặt ra mối quan hệ "5 nhà" trong ngành nông nghiệp nhưng không hiện thực hóa được, vai trò của Nhà nước mờ nhạt.

    "Ngành nông nghiệp cần đánh giá tổng quát vấn đề này, giải quyết bài toán khó của ngành", ông đề nghị.

  • "Bác sĩ Hoàng Công Lương có thể vô tội"

    'Bác sĩ Hoàng Công Lương có thể vô tội' Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho biết ông băn khoăn về vụ việc bác sĩ Hoàng Công Lương. Ông đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích kỹ hơn về vấn đề này

    Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đặt vấn đề an sinh xã hội lên hàng đầu, đáng chú ý là nhà ở cho người dân.

    Nêu sự việc đang được dư luận quan tâm là vụ xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương, ông lợi băn khoăn: “Tối thấy nếu kết tội như thế này rất ảnh hưởng đến rất lớn đến ngành y tế. Tôi đề nghị Bộ trưởng Y tế nói thêm về vấn đề này. Cá nhân tôi thấy bác sĩ Hoàng Công Lương có thể vô tội”.

    Ông cũng đề nghị Chính phủ và cơ quan chức năng tập trung những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng bạo hành bác sĩ và nhân viên y tế, bạo hành học được và xâm hại tình dục trong nhà trường.

    Sau đại biểu Lợi, nhiều đại biểu khác cũng lên tiếng đề nghị xem xét lại vụ án, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bác sĩ.

  • Mỗi năm có 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp

    'Mỗi năm cả nước có thêm 200.000 sinh viên thất nghiệp' Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết nước ta đang đối mặt với tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu nguồn lao động chất lượng cao

    Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng việc đảm bảo an sinh xã hội là công tác quan trọng của Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao về công tác an sinh xã hội. Ngành LĐTB&XH đã hoàn thành 3 chỉ tiêu quan trọng trong năm 2017, là tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,53% (tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 6,7%, đã có 8 huyện thoát nghèo theo chương trình 30A); tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn 3,13% và lao động qua đào tạo là 22,5%, vượt chỉ tiêu.

    Ông nhấn mạnh 76% lao động trong độ tuổi lao động có việc làm. Lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng tăng, hiện có 134.000 người Việt đi nước ngoài làm việc. Lao động Việt Nam được đánh giá có nhiều tiến bộ, chuyển dịch cơ cấu tích cực hơn. Tuy nhiên Bộ trưởng Dung thừa nhận tính bền vững của việc làm hiện không cao, do thu nhập thấp, việc làm bấp bênh, lưới đỡ an sinh không tốt. Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi thiếu nhân lực quản lý, chất lượng cao.

    Đáng chú ý là công tác giải quyết việc làm cho thanh viên, sinh viên khó khăn. Hiện trung bình có tới 200.000 sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường. Tỷ lệ thất nghiệp trong đội ngũ thanh niên là 7,51%. Ông cũng thừa nhận năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam còn thấp nhưng đã chuyển biến tích cực.

    “Năng suất lao động nhìn chung có chuyển biến, đạt 93,2 triệu đồng/năm, tăng 6,6% so với 2016. Năng suất các ngành kinh tế nói chung bằng 1/3 khu vực công nghiệp và bằng 1/4 khu vực dịch vụ”, ông nói.

    Bộ trưởng nhấn mạnh nếu năng suất lao động được tính toán lại một cách cụ thể, do chưa tính hết kinh tế ngầm và thu nhập không chính thức, thì chắc chắn năng suất sẽ tăng. Người đứng đầu ngành LĐTB&XH cũng cho biết ngành đang chọn giáo dục nghề nghiệp là một khâu đột phá trong thời gian tới. Bộ sẽ quy hoạch lại các trường giáo dục nghề nghiệp, sẽ đóng cửa các trường không hiệu quả, chuyển sang cơ chế đặt hàng đào tạo cho doanh nghiệp.

    “Hiện chúng tôi đã đàm phán để đào tạo nhân lực 15 tập đoàn với số lượng 150.000 người trong 3 năm tới. Ví như một trường ở Dung Quất sắp tới sẽ đào tạo 15.800 người. Đạo tạo ở đây là theo dự báo, nhu cầu, có đặt hàng, khác hoàn toàn tước kia”, ông chia sẻ.

     

  • Tranh luận lại Bộ trưởng LĐ-TB&XH về việc đảo bảo quyền hưởng thụ bình đẳng bảo hiểm xã hội, đại biểu
    Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng tại kỳ họp thứ 4, ông có bài phát biểu về việc Chính phủ chưa trình Quốc hội để sửa luật BHXH, giải quyết quyền lợi cho những người bị tù đày, bị buộc thôi việc trước ngày 1/1/1995, là không phù hợp với Hiếp pháp, chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho công dân.

    “Tôi đề nghị, Chính phủ, đặc biệt là Bộ trưởng LĐTB&XH, trả lời việc tôi đề xuất như vậy có đúng với Hiến pháp, đúng quy định pháp luật hay không. Nếu đúng, Bộ trưởng cho biết bao giờ Bộ LĐ-TB&XH trình luật lên Chỉnh phủ xem xét, rồi trình Quốc hội, giải quyết quyền lợi cho những đối tượng này”, đại biểu Sinh nói.

  • Người dân chua xót khi biết các đại án tham nhũng, dự án thua lỗ nghìn tỷ

    Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết cử tri lo ngại tình trạng tham nhũng xảy ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại tiền của của Nhà nước và nhân dân rất lớn. Thời gian qua việc đấu tranh phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện sự kiên quyết của Đảng, sự điều hành của Chính phủ.

    Tuy nhiên tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, chưa bị đẩy lùi, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý một số đối tượng chưa đủ sức răn đe, thu hồi tài sản đạt rất thấp.

    “Cử tri đã so sánh người lao động nông thôn một nắng hai sương, góp nhặt vài nghìn đồng, vài chục nghìn đồng, có khi mất trắng do thiên tai dịch bệnh. Những gia đình chính sách, cách mạng, hộ nghèo, hộ khó khăn… Lương cán bộ ở cơ sở một tháng  chỉ 1.300.000 đồng, thấp vẫn vui vẻ hăng hái góp công cùng Nhà nước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Bảo sao người dân không chua xót khi nghe đến các đại án tham nhũng nghìn tỷ, các dự án thua lỗ nghìn tỷ”, đại biểu Dung nói.

    Bà cho rằng cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng phổ biến, bên cạnh nguyên nhân chính là vấn đề thể chế.

    “Thể chế chính sách quản lý kinh tế, xã hội trên nhiều lĩnh vực còn nhiều vướng mắc. Đây là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách vốn Nhà nước, công tác cán bộ. Khi phát hiện tham nhũng, phần lớn tài sản đã tẩu tán cũng do thể chế, quy định mang tính nguyên tắc”.

    Đại biểu Dung cho rằng cần hoàn thiện thể chế và nhanh chóng thông qua Luật phòng chống tham nhũng vào kỳ họp thứ 6, sớm đưa vào thực thi.

  • Các bộ, ngành phối hợp yếu kém trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm

    Giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề mà đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tập trung vào một số nhóm vấn đề.

    Liên quan phát triển xuất khẩu, ông cho rằng đang phát triển đi đúng định hướng. Ví như cơ cấu hàng hóa đã thay đổi, giảm thiểu khai thác khoáng sản, xuất bán nguyên liệu thô sơ, tăng chế biến chế tạo.

    Thị trường xuất khẩu cũng có sự cải thiện đáng kể. Việt Nam đã có quan hệ thương mại trên 200 quốc gia, cũng có tới 9 nhóm ngành hàng lớn khẳng định vị thế trên thế giới. Năm 2017 có 28 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
    Việc gia tăng xuất khẩu đảm bảo năng lực nền sản xuất và chiến lược hội nhập rất đúng định hưởng. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng giúp tìm thêm thị trường, đảm bảo cơ bản năng lực sản xuất. Một điều đáng ghi nhận nữa là chất lượng, giá trị gia tăng ngày càng cải thiện.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại cho xuất khẩu. “Dù phát triển nhiều thị trường nhưng chưa bền vững, sản phẩm chưa đồng nhất, ổn định chất lượng, trở ngại trong việc xây dựng thương hiệu, phát triển ngành hàng theo chuỗi, đây là yêu cầu ngày càng cao khi yêu cầu thay đổi tập quán thương mại”, ông nói.

    Bộ trưởng cũng thừa nhận việc xuất khẩu còn phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, EU. Ông cho rằng nếu không đa dạng, các thị trường sẽ là trở ngại khi có sự cố.

    Bộ trưởng cũng thừa nhận thực tế yếu kém trong sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước giúp gắn kết thị trường và dự báo thị trường, nắm bắt nhu cầu. Rồi sau khi nắm bắt tín hiệu thị trường thì làm gì tiếp để giúp người nông dân có kế hoạch sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.

    thao luan kinh te xa hoi anh 3

  • Yêu cầu quản lý chặt kinh doanh đa cấp

    Đại biểu Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ. Ông góp ý về tồn tại trong ngành nông nghiệp, tình trạng nông dân không còn mặn mà với đồng ruộng, việc giải cứu nông sản còn xảy ra nhiều nơi.

    “Nhà nước chưa có định hướng thị trường, sản xuất cho người nông dân. Chính phủ cũng chưa có những chính sách phù hợp nhất để hỗ trợ cho bà con. Vì vậy, tôi đề nghị cần có những biện pháp, chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, xóa bỏ những thủ tục ràng buộc sản xuất kinh doanh”, đại biểu Thống chia sẻ.

    Bên cạnh đó, đại biểu Đồng Nai cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, cho vay lãi cao dẫn đến người dân vướng vào nợ nần. Cơ quan chức năng có những ràng buộc với doanh nghiệp nước ngoài, tránh trường hợp như một doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đồng Nai vỡ nợ, bỏ lại tài sản chạy trốn về nước, để lại những hệ lụy cho người lao động.

  • Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết hiện tồn tại nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được mạng xã hội, báo chí phản ánh. Ông cho rằng việc ban hành văn bản pháp luật nhiều nhưng thực hiện thì không đến nơi đến chốn, công tác tuyền truyền yếu kém. Dẫu “ác mẫu” tại các cơ sở mầm non là thiểu số, đại biểu Tuấn yêu cầu phải cùng chung tay để xóa bỏ nạn bảo hành trả em xảy ra liên tiến thời gian gần đây.

  • Nhiều nơi xảy ra tình trạng gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế

    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trước Quốc hội về 3 nhóm vấn đề gồm tái cơ cấu ngân sách Nhà nước, giảm bội chi ngân sách và tái cơ cấu lại nợ công.

    Về tái cơ cấu ngân sách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định Bộ Chính trị và Quốc hội đã giao nhiệm vụ này thông qua các nghị quyết cụ thể. Cho rằng thu ngân sách đều vượt dự toán trong các năm 2016, 2017, nhưng Bộ trưởng Dũng thừa nhận nhiều nguồn thu đang giảm dần.

    Theo đó, Việt Nam đã giảm nhiều nghĩa vụ nộp thuế cho doanh nghiệp. Ví như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 23% xuống còn 20%. Tính chung các khoản ưu đãi, thực chất doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế thu nhập khoảng 15%. Đặc biệt, khối doanh nghiệp FDI được nhận nhiều ưu đãi nên chỉ nộp khoảng 10%.

    Thu ngân sách Trung ương cũng giảm dần như các ĐBQH nêu. Theo đó, giai đoạn 2016-2017, thu ngân sách Trung ương đạt khoảng 56-57% tổng thu. Trong khi giai đoạn trước bình quân là 61%.

    Ông chỉ ra nguyên nhân chủ yếu bởi nguồn thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu, nguồn mà ngân sách trung ương được hưởng 100%, đã giảm mạnh. Tỷ trọng thu dầu thô từ 16% trên tổng thu năm 2011, nay còn 3,8%. Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ 21,6% năm 2011 xuống còn 15,4% năm 2017.

    “Việc cắt giảm sắc thuế nhanh và cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến số thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu mà ngân sách Trung ương được hưởng 100%. Trong khi việc tăng thu lại chậm”, Bộ trưởng nói.

    Việc giảm thu cũng bắt nguồn từ việc nhiều bộ, ngành chưa chấp hành kỷ luật, kỷ vương tài chính. Tình trạng chấp hành kỷ luật thu ngân sách ở nhiều nơi còn chưa nghiêm, kể cả FDI và ngoài quốc doanh. Nhiều nơi xảy ra tình trạng thu ngân sách thiếu thuế, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế.

  • Nhiều di tích, di sản bị phá hủy ảnh hưởng đến thế hệ sau

    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) hoàn toàn nhất trí với những thành tựu kinh tế - xã hội trong 2 năm qua. Ông đề cập đến tồn tại FDI và cho rằng FDI đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, tăng công ăn việc làm, xuất khẩu, nân cao thu nhập. Tuy nhiên, trước tình hình mới cần xây dựng lại chiến lược thu hút.

    “Chúng ta vẫn nặng về chào mời, ưu đãi chính sách nhân sách. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần giúp chính phủ xây dựng, tìm chỗ tập trung chứ không để phân tán như hiên nay chỗ nào thích làm thì làm. Như vậy mới có sức mạnh tổng hợp”, đại biểu Nghĩa nói.

    Chiến lược thường được đề cập là chuyển dịch kinh tế, cơ cấu, tăng trưởng kinh tế. Về phát triển và bảo tồn, ông cho rằng việc phát triển lấn át bảo tồn, nhất là bảo tồn thiên nhiên và di sản.

    “Nhiều di tích, di sản bị phá hủy ảnh hưởng đến thế hệ sau. Tôi đề nghị chấn chỉnh lại việc này”, ông nói và đưa ra dẫn chứng nhà thờ Mến Thánh giá ở Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM). Tổng lãnh sự Canada nói nhà thờ đẹp và lâu đời hơn nước họ, tại sao lại phá đi. Đây là một ví dụ điển hình chúng ta không biết cách bảo tồn.

    Ngoài ra, ông cũng nói đến chủ quyền. Theo ông, nhân dân cực kỳ lo lắng vấn đề này. Chính phủ cần có những thông tin đầy đủ và giải pháp đề nhân dân yên tâm hơn về chủ quyền đặc biệt chủ quyền trên biển

  • 60 đại biểu phát biểu, 13 tranh luận

    Phát biểu kết thúc phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết trong thời gian 1,5 ngày, đã có 60 đại biểu phát biểu tại hội trường, 13 đại biểu tranh luận. Các bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham gia phát biểu giải trình, cung cấp thêm thông tin.
    Tuy nhiên vẫn còn 21 đại biểu đăng ký nhưng chưa phát biểu được.

    Phó chủ tịch Quốc hội đánh giá không khí các phiên thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, mang tính xây dựng, với nội dung sâu sắc, tính phản biện cao, bao quát nhiều lĩnh vực. Đa số ý kiến các đại biểu thống nhất các nội dung với các báo cáo của Chính phủ, của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

    “Quốc hội đánh giá cao chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, thực hiện nghị quyết của đảng. Đồng thời biểu dương sự phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, khắc phục khó khăn, hoàn thành vượt mục tiêu của năm 2017, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo”, ông nói.

    Ông tóm tắt lại các vấn đề mà các đại biểu và đều cập trong 1,5 ngày thảo luận và khẳng định báo cáo sẽ được Ban thư ký kỳ họp tổng hợp, chuyển cho Chính phủ tiếp tục tiếp thu, chỉ đạo thực hiện.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm