Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp TP.HCM dành hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng Tết bình ổn

Năm nay, các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25% đến 43% tại các hệ thống bán lẻ ở TP.HCM. Trong 2 ngày cận Tết, một số hàng thiết yếu sẽ được giảm giá sâu.

Bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra hàng hoá tại siêu thị Co.op Mart ở TP.HCM ngày 6/2. Ảnh: Diệu Thanh

Tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Giáp Thìn 2024 ngày 6/2 tại TP.HCM, bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết công tác bảo đảm cung cầu hàng hoá, bình ổn thị trường Tết đã được triển khai từ rất sớm.

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, tình hình hàng hoá dồi dào, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, giá cả không có biến động bất thường.

Cụ thể, TP.HCM có 45 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán. Tổng nguồn vốn chuẩn bị phục vụ 2 tháng Tết Giáp Thìn là 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng bình ổn thị trường.

Các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25% đến 43%. Về giá cả, các doanh nghiệp tham gia cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước và sau Tết. Đồng thời, các mặt hàng thiết yếu sẽ được giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết.

Trong khi đó, Hà Nội có 32 đơn vị tham gia chương trình, cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.500 điểm bán.

Chương trình bình ổn thị trường có sự tham gia của nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao như các hệ thống phân phối của Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Central Retail, MM Mega Market, Lotte, Aeon..., cùng một số đơn vị cung ứng chủ lực các mặt hàng lương thực, thực phẩm như Vissan, C.P Việt Nam, Ba Huân...

Điều đáng nói, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết 90% hàng Tết tại các siêu thị là hàng Việt Nam. Kể cả ở các siêu thị thuộc khối ngoại, hàng Việt Nam vẫn chiếm vị trí áp đảo trong dịp Tết này. Theo bà, đây là tín hiệu đáng mừng cho các nhà sản xuất Việt Nam khi đã có những bước trưởng thành nhất định và khẳng định được vị trí trên thị trường.

Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon Co.op cho hay sức mua trên toàn hệ thống đã tăng dần 15-20% qua mỗi tuần kinh doanh phục vụ Tết.

Từ nay đến hết ngày 9/2 (tức 27 đến 30 tháng Chạp) là thời gian cao điểm mua sắm Tết của người dân nên đơn vị này tập trung nguồn lực, liên tục đưa hàng Tết lên quầy kệ kinh doanh, bơm mạnh khuyến mãi vào các mặt hàng Tết như bánh chưng, bánh tét, dưa hành muối, trái cây trưng bày mâm ngũ quả, mâm cỗ gia tiên...

Hiện, Saigon Co.op cũng đã tăng giờ hoạt động trên hệ thống từ 6h sáng đến 22 giờ đêm, đồng thời tập trung các nguồn lực để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm 9h-11h và 16h-20h.

Người dân TP.HCM đổ về siêu thị mua mì gói, bánh kẹo đón Tết

Những ngày gần đây, hàng nghìn người dân đổ về các siêu thị để mua sắm. Đa số các quầy thu ngân rơi vào tình trạng đông đúc, khách xếp hàng dài để được thanh toán.

Siêu thị mở cửa xuyên Tết

Một số hệ thống siêu thị trên toàn quốc cho biết sẽ nghỉ 3 ngày đầu năm Âm lịch và mở cửa trở lại từ mùng 4 Tết. Riêng chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại Aeon mở cửa xuyên Tết.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm