Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp 'sếu đầu đàn' hiến kế vượt khó

Masan, Vingroup, Thaco..., những doanh nghiệp tư nhân đầu ngành đã có nhiều kiến nghị thiết thực với Thủ tướng trong buổi gặp sáng 12/3 nhằm khơi thông khó khăn do Covid-19 gây ra.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 1

Chủ tịch Masan ví cuộc chiến chống dịch Covid-19 như một trận bóng. Muốn thắng “trận bóng” thì phải không được sợ hãi, tính toán phòng thủ thật chặt, nhưng hàng công cũng phải sẵn sàng. Ông nhấn mạnh “trong nguy có cơ”. Ông đề xuất ưu tiên số 1 là ổn định tâm lý, ổn định xã hội, ổn định an sinh xã hội. Ưu tiên số 2 là tích lũy và tăng cường sức dân, sức nước. Theo ông Quang, khi có khó khăn thì nguồn lực phải được tích lũy, và xuất khẩu bây giờ là nền tảng xây dựng nội lực trong nước. Dịch Coivd-19 cũng là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường khi chuỗi cung ứng đặt ở Trung Quốc gặp khó khăn.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 2

Chủ tịch Thaco cho rằng, các địa phương cũng cần học tinh thần của Thủ tướng, mời các doanh nghiệp đến lắng nghe ý kiến, hiến kế, vừa về biện pháp chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Ông nhấn mạnh trong khó khăn nhưng vẫn có cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 3

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG, cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đã có 12.000 lượt khách hủy đặt buồng phòng khách sạn mà doanh nghiệp này quản lý. Tương tự, nhiều lượt đặt chơi golf cũng hủy theo. Bà cho rằng Bộ Tài chính đang dự thảo cho doanh nghiệp chậm nộp thuế 5 tháng là “rất quý”, nhưng đề nghị tăng thêm thời gian. Cụ thể, Chủ tịch BRG đề xuất tăng thời gian chậm nộp thuế lên 9 tháng hoặc 1 năm, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, gia hạn việc nộp các khoản thuế khác từ tháng 2 đến tháng 6.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 4

Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng lúc này Chính phủ cần ổn định tâm lý cho người dân, doanh nghiệp, để bình tĩnh tìm cơ hội phát triển cho từng ngành, lĩnh vực. Bà nhấn mạnh, có nhiều lĩnh vực vẫn có thể phát triển trong bối cảnh dịch. Vị này cũng mong muốn nhân cơ hội dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ tái cơ cấu nhanh hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp, sớm đưa hàng hóa nông sản Việt Nam tiệm cận tiêu chuẩn thế giới.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 5

Phó chủ tịch Vingroup đề xuất các cơ quan chức năng của Chính phủ rà soát lại các quy định, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để khi dịch chấm dứt, doanh nghiệp “rộng tay, rộng chân hơn để phát triển”.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 6

Ông Nguyễn Quốc Kỳ đề xuất Chính phủ dừng hẳn việc cho phép nhập cảnh từ 21 đến 30 ngày như Mỹ, để chống dịch bằng được. Khi chống dịch thành công thì tình hình trong nước ổn định. Vị này nhấn mạnh ổn định được tâm lý là điều số 1 hiện nay. “Đằng nào cũng không có khách thì chúng ta chặn luôn”, ông đề xuất. Tổng giám đốc Vietravel cũng mong muốn các ngành ký cam kết hỗ trợ cho nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ dồn cho một ngành rồi phân phối lại cho nhau như cách Thái Lan đã làm.

doanh nhan hien ke thu tuong anh 7

Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC cho rằng doanh nghiệp hàng không đang chịu khó khăn khi giảm sâu giá vé. Trong khi thuế phí tại cảng hàng không và giá xăng dầu khá cao. Bà đề xuất cần giảm thuế, phí và giá xăng dầu. Bà Dung cũng cho biết Luật Đầu tư chưa có điều nào xếp các dự án du lịch được ưu đãi đầu tư, mong được Chính

phủ quan tâm vấn đề này, nhất là các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, có vốn trên 10.000 tỷ đồng.
doanh nhan hien ke thu tuong anh 8

Bà Hồ Ngọc Yên Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet Air, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất giảm phí, lệ phí sân bay, phí cất - hạ cánh, giãn thời gian nộp lệ phí, đồng thời miễn thuế nhập khẩu và thuế môi trường đối với nhiên liệu bay.. “Thái Lan, Nhật Bản và Singapore đều đã giảm, tôi mong Chính phủ cũng giảm phí để hỗ trợ doanh nghiệp”, bà Phương nói. “Tôi mong chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng nguồn lực để đón đầu cơ hội và để nuôi dưỡng nguồn thu từ doanh nghiệp khi thị trường hồi phục”.

Kinh tế Việt Nam với ‘liều thuốc thử’ mang tên Covid-19

Dịch Covid-19 như một “liều thuốc thử” để biết được sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam đang thế nào, từ đó thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội phía trước.

Nhân Lê - Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm