Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp FDI ‘ớn’ thủ tục ngân hàng Việt Nam

Mỗi ngân hàng một loại giấy tờ, chỉ quan tâm tới tài sản thế chấp thay vì kế hoạch đầu tư là những yếu tố khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam mất điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI ‘ớn’ thủ tục ngân hàng Việt Nam

Mỗi ngân hàng một loại giấy tờ, chỉ quan tâm tới tài sản thế chấp thay vì kế hoạch đầu tư là những yếu tố khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam mất điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư và Tài chính Ngân hàng vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Ajay Bhagat, Giám đốc công ty công nghiệp Dutchply cho biết kho khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay là khả năng tiếp cận nguồn vốn vay. Theo vị này, muốn vay được 1 đồng tại ngân hàng Việt Nam, các công ty nước ngoài phải bỏ ra mức vốn tương đương 150%, điều mà hầu hết các dự án đều không thể có được trong những ngày đầu triển khai.

“Đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn đầu rất khó khăn vì không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thường chỉ chấp nhận các loại tài sản thế chấp dạng bất động sản và có giá trị lớn, thay vì nhà xưởng, máy móc được tạo thành trong quá trình đầu tư”, Giám đốc Dutchply cho biết.

Ông này cũng hài hước cho biết: “Câu hỏi mà các ngân hàng thương mại đặt ra là ‘nhà đâu, xe đâu’, còn nhà xưởng với họ chẳng có ý nghĩa nào hết. Cách duy nhất để tiếp cận vốn ngân hàng là có tài sản thế chấp, đồng thời chấp nhận tỷ lệ cho vay là 65% giá trị tài sản đảm bảo”.

Ngoài bất đồng ngôn ngữ, một điều cản trở doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận với các nguồn tín dụng là thủ tục thiếu nhất quán trong hệ thống ngân hàng. Ông Ajay Bhagat nêu ví dụ về việc các ngân hàng Việt Nam hầu như khó chấp nhận thanh toán LC, hình thức đã trở nên rất phổ biến tại các nước trong khu vực và trên thế giới.

“Trong giai đoạn khó khăn, việc chấ nhận lãi cao, khoảng 23% cho các khoản vay trung hạn trong năm 2011 và 15% vào thời điểm hiện tại đã là sự mạo hiểm của các doanh nghiệp. Thế nhưng, thật không dễ để tiếp cận nguồn tín dụng này dù đã đi qua tất cả các bước như phân loại hồ sơ, thẩm định tài sản bảo đảm… Tỷ lệ chiết khấu tại Việt Nam cũng rất cao so với các nước đang phát triển khác trong khu vực”, ông này nói.

Cùng quan điểm với đại diện doanh nghiệp nước ngoài này, PGS. TS Đặng Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng cho rằng việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp, không riêng gì doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, ông Bùi xuân Hải, Giám đốc Công ty Hải Đồ Cổ cho rằng bế tắc tín dụng đang khiến cả doanh nghiệp trong, ngoài nước và ngân hàng đều khó khăn. “Ngân hàng muốn cho vay cũng không thể vay được vì phải giữ chuẩn cho vay để giữ mạng sống, còn phần lớn các doanh nghiệp lại không đáp ứng được 1/5 ‘chuẩn của ngân hàng’ để có thể tiếp cận được vốn vay”.

Hạ Minh

Theo Infonet

Hạ Minh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm