Bắt tay cùng dịch vụ giao đồ ăn online, thay đổi thực đơn hay đẩy mạnh thương hiệu là những thay đổi các chủ kinh doanh áp dụng để cải thiện tình hình tài chính, cũng như bắt kịp xu hướng thời đại.
Bắt tay cùng dịch vụ giao đồ ăn online
Hợp tác cùng dịch vụ giao đồ ăn trở thành xu hướng tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Khi Covid-19 xuất hiện, làn sóng nhà hàng, quán ăn tham gia nền tảng giao nhận trực tuyến bùng nổ, trở thành “phao cứu sinh” cho người kinh doanh F&B (dịch vụ ăn uống) trong thời điểm khó khăn.
Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, chủ nhà hàng F&B trước thách thức từ Covid-19. |
Từ thương hiệu lớn đến hàng quán quy mô nhỏ lẻ, thậm chí địa chỉ chuyên món ăn truyền thống như bún, phở, chè… đều tìm đến dịch vụ giao đồ ăn như một cách tự cứu mình.
Quyết định hợp tác với dịch vụ giao đồ ăn GoFood, thuộc ứng dụng đa dịch vụ GoViet, chị Phương Thảo (chủ quán bún riêu, canh bún quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ: “Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, hàng bán chậm hơn hẳn, tôi nhận ra nếu không mau chuyển sang online, có lẽ quán phải đóng của. Từ khi bán online, số đơn hàng của quán dần ổn định trở lại. Nhờ thế, tôi trang trải được chi phí mặt bằng trong lúc khó khăn”.
Một chủ quán chè Thái Lan (đường Nguyễn Tri Phương, quận 5) phân tích: “Dịch bệnh khiến không ai ra ngoài ăn uống, lượng bán của quán giảm 50%. Nhân viên nghỉ về quê tránh dịch, tôi vẫn phải gồng gánh giữ mặt bằng với chi phí không nhỏ. Nhờ tham gia dịch vụ giao đồ ăn GoFood, quán duy trì được đơn hàng ổn định, giúp trang trải chi phí hàng tháng”.
Thay đổi thực đơn
Bên cạnh đó, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng trong thời điểm dịch bệnh, không ít chủ nhà hàng, doanh nghiệp F&B nhanh tay đưa ra thực đơn mới, giúp cứu vãn tình thế, thậm chí “xoay chuyển tình hình”. Trong đó, có thể kể đến sản phẩm trà cam, nước cam tươi 100% được người dùng yêu thích trong thời gian qua, nhờ đánh trúng tâm lý muốn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch. Các món ăn có lợi cho sức khỏe như món chay, salad, trái cây… cũng được tăng cường.
Các món ăn có lợi cho sức khỏe “lên ngôi” mùa dịch. |
Một ví dụ khác là “bánh mì corona” của một nhà hàng tại Hà Nội, với hình dáng mô phỏng virus corona khiến không ít khách hàng thích thú check-in trên mạng xã hội. Không chỉ đón đầu nhu cầu dinh dưỡng trong mùa dịch của người dùng, sản phẩm đồ ăn, thức uống kể trên còn tạo hiệu ứng truyền thông tích cực nhờ ý nghĩa sản phẩm.
Tăng cường vệ sinh, giữ khoảng cách
Dù chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến, nhà hàng, chuỗi cà phê, quán ăn nhỏ lẻ vẫn tích cực giữ gìn vệ sinh, an toàn trong mùa dịch.
Anh Khanh (chủ quán Hồng trà trên đường Nguyễn Hữu Cầu, TP.HCM) - đối tác dịch vụ giao đồ ăn GoFood, cho hay: “Tôi luôn yêu cầu nhân viên tuân thủ các khâu đảm bảo an toàn vệ sinh, như thường xuyên sát khuẩn, luôn mang khẩu trang và giữ vệ sinh khi pha chế. Các shipper mang khẩu trang, được nhắc nhở sát khuẩn bằng nước rửa tay khô tại tiệm trước khi nhận đồ ăn mang đi".
Đẩy mạnh thương hiệu
Thời điểm dịch bệnh cũng là lúc quán ăn, nhà hàng đầu tư cho hình ảnh, fanpage để thu hút khách hàng. Song song đó, ứng dụng đặt món trực tuyến thường xuyên đưa ra khuyến mại, ưu đãi lớn, nhằm tăng lượng người đặt mua cũng như nâng cao độ nhận biết thương hiệu cho đối tác.
Chị Phương Thảo chia sẻ thêm: “Hợp tác với GoFood, quán tôi không chỉ có lượng đơn hàng ổn định, mà nhiều khách ở xa cũng biết đến quán và đặt món”.
Trải qua giai đoạn “lửa thử vàng” vừa qua, ngành F&B đang có bước khởi động thuận lợi, khi người dân quay lại nhịp sống bình thường. Mức tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam được dự báo trên 5%, tạo đà cho các ngành hồi phục sau thời gian cách ly.
Với khả năng thích ứng nhanh chóng của doanh nghiệp, cùng chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ sau dịch, ngành hàng tiêu dùng bao gồm F&B, dịch vụ trực tuyến, đặc biệt ngành phục vụ nhu cầu giải trí hoặc làm việc tại nhà, bao gồm lĩnh vực giao nhận đồ ăn, được kỳ vọng hồi phục tốt trong thời gian tới.
Bình luận