Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp được thúc đẩy sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích người dân sử dụng tối đa sản phẩm tái chế; thúc đẩy doanh nghiệp chuyển lộ trình sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiều 25/11, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết "Cùng giữ màu xanh của biển".

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết cuộc thi góp phần cụ thể hóa và thực hiện các mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Thành nhấn mạnh nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tối đa các sản phẩm tái chế.

Đồng thời, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp chuyển dịch lộ trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm theo hướng mô hình kinh tế tuần hoàn.

kinh te tuan hoan anh 1

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Trường Giang.

Cuộc thi cũng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về gìn giữ môi trường biển, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển...

Các đơn vị mong muốn tôn vinh những giải pháp công nghệ, con người điển hình trong công cuộc giữ gìn giá trị, gắn kết thân thiện với biển; bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Cùng ngày, Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với doanh nghiệp tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero giai đoạn 2023-2027.

Hoạt động nhằm hưởng ứng và mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, giảm và cân bằng carbon trong không khí, tăng độ che phủ rừng trên cả nước và hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân.

Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam

Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.

Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền.

Bộ Tài nguyên và Môi trường xóa bỏ 4 tổng cục

Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản... lần lượt bị xóa bỏ, chia tách thành các cục/ vụ trực thuộc Bộ TN&MT.

TP.HCM thu hơn 1.500 tỷ đồng phí cảng biển sau 7 tháng

Sau hơn 7 tháng vận hành hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển, TP.HCM thu về hơn 1.500 tỷ đồng.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm