Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp bất động sản nợ như chúa chổm

Tổng số tiền nợ đọng thuế của 23 doanh nghiệp tại Hà Nội đã lên đến 1.234 tỷ đồng.

Cục Thuế TP Hà Nội vừa công bố danh sách chủ 15 dự án bất động sản nợ tiền sử dụng đất tính đến ngày 30/6, mức nợ của các dự án dao động từ 10 tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.

Hàng loạt “đại gia” nằm trong “sách đen”

Nợ tiền sử dụng đất nhiều nhất là dự án đầu tư xây dựng văn phòng giao dịch, nhà ở, chung cư cao tầng, biệt thự nhà vườn để bán và cho thuê của Công ty CP Sản xuất bao bì và Hàng xuất khẩu (quận Hoàng Mai) với hơn 322 tỷ đồng; dự án tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở Thành An của Tổng công ty Thành An nợ trên 142 tỷ đồng; Trung tâm Thương mại (TTTM) và nhà ở C1 khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội nợ 115,8 tỷ đồng; công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và TTTM tại 265 Cầu Giấy của Công ty CP Hóa chất và Vật tư KHKT nợ trên 93 tỷ đồng.

Cũng trong danh sách nợ đọng này có 23 doanh nghiệp (DN) nợ thuế lớn tính đến hết ngày 31/5, được Cục Thuế TP Hà Nội điểm tên, như: Công ty CP Sông Đà Thăng Long (375 tỷ đồng); Công ty CP CAVICO Xây dựng cầu hầm (80 tỷ đồng); Công ty Đầu tư hạ tầng và Đô thị Viglacera (gần 40 tỷ đồng); Công ty CP Viglacera Hà Nội (88 tỷ đồng)… Tổng số tiền nợ đọng thuế của 23 DN lên đến 1.234 tỷ đồng.

Đánh giá về việc này, đại diện Cục Thuế TP Hà Nội cho rằng mặc dù TP và ngành thuế đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN vượt qua khó khăn nhưng một số DN chưa có phương án hữu hiệu dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh không hiệu quả, nợ đọng thuế, nợ thuế kéo dài.

Ông Luyện Công Minh - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Viglacera - thừa nhận: “Viglacera còn nợ tiền thuế sử dụng đất do gặp khó khăn về thị trường. Chúng tôi đã làm việc với các cơ quan liên quan và dự kiến trong nay mai sẽ thanh toán hết. Khoản nợ 88 tỷ đồng của công ty mà cục thuế đưa ra, đối chiếu thuế thu nhập DN thì DN chênh lệch số tiền thuế đó. Nhưng thực chất, dự án thuộc diện di chuyển do ô nhiễm môi trường theo quy hoạch quốc gia nên theo quy định sẽ không phải nộp thuế thu nhập DN với phần chuyển giao”.

 

Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng tại số 265 Cầu Giấy hiện vẫn nợ tiền sử dụng đất <abbr class=93 tỷ đồng." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uopuoka/2015_07_07/chot41436196944552.jpg" />

Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng tại số 265 Cầu Giấy hiện vẫn nợ tiền sử dụng đất 93 tỷ đồng.

Theo một DN, thực tế dấu hiệu ấm lên của thị trường bất động sản mới chỉ xuất hiện gần đây nhưng chưa thực sự vững chắc và tin cậy. Trong khi đó, nhiều dự án triển khai từ các năm trước, khi thị trường đóng băng trầm trọng nên nợ đọng thuế là khó tránh khỏi.

Sẽ cưỡng chế nếu chây ì

Nhiều ý kiến cho rằng, đối với các dự án chưa triển khai bán thì việc chậm nộp thuế có thể thông cảm được nhưng nếu đang thu tiền từ bán căn hộ thì cần xử lý quyết liệt. “Đúng là thị trường bất động sản vẫn gặp khó chứ chưa thể lạc quan. Các DN cũng vừa vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nếu máy móc đòi thu thuế với tất cả các dự án thì không nên, cần tạo điều kiện giãn thuế để DN có vốn quay vòng. Tuy nhiên, những dự án, những công ty có nguồn thu bán hàng tốt, có tiềm lực thì không có lý do gì để chây ì thuế”, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nói.

Theo ông Liêm, với những dự án đã triển khai bán cho khách hàng mà nợ đọng thuế thì khách hàng sẽ bị làm khó trong việc thực hiện giấy tờ, thủ tục mua bán, cấp giấy chứng nhận. Nợ thuế là vấn đề giữa nhà nước và DN. Mua bán là quan hệ dân sự giữa bên bán và người mua nên cần phân biệt rõ. Tuy nhiên, nhà nước có thể lấy lý do DN không đóng thuế để không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua nhà bởi DN không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ thì nhà nước có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậy, phần thiệt hại không chỉ thuộc về nhà nước mà còn thuộc về người tiêu dùng.

Cục Thuế TP Hà Nội cho biết, đã chỉ đạo các chi cục thuế tăng cường rà soát, phân tích nợ của từng dự án, tìm hiểu nguyên nhân nợ, nắm chắc tình hình thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh... để có biện pháp phù hợp. Trường hợp chủ đầu tư các dự án thực hiện bán nhà đã thu tiền nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai nộp thuế thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra, xác định hành vi vi phạm và phối hợp với cơ quan công an để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hứa sớm nộp thuế

Đại diện Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội (chủ dự án Diamond Flower Tower) cho biết đến tháng 8 dự án sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng và thanh toán nghĩa vụ thuế với nhà nước. Công ty TNHH Thăng Long cũng cho biết xin hoãn nộp thuế đến hết tháng 7.


Vì sao giới nhà giàu mê nhà đất hồ Tây?

Với gần 1.000 ha mặt nước và cây xanh, khó có thể tìm một không gian đáng sống ở thủ đô như khu vực hồ Tây.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/doanh-nghiep-bat-dong-san-no-nhu-chua-chom-20150706224003267.htm

Theo Thùy Dương/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm