Trong các chuyến công du nước ngoài bên cạnh quan chức chính phủ, các tổng thống Mỹ luôn được bảo vệ chặt chẽ bởi mật vụ cùng dàn xe đặc chủng và lực lượng an ninh sở tại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du một loạt các nước châu Á trong tháng 11 tới. Bảo vệ ông chủ Nhà Trắng luôn là ưu tiên hàng đầu của Cơ quan Mật vụ Mỹ. Hình ảnh các mật vụ cùng dàn xe đặc chủng đậu sẵn dưới đường băng khi ông Trump bước xuống từ Air Force One. Ảnh: Getty.
Chính phủ Mỹ từ chối tiết lộ thông tin về đoàn tùy tùng của các tổng thống vì lý do an ninh. Tuy nhiên, nhìn lại các chuyến công du nước ngoài của tổng thống Mỹ, người ta có thể hình dung quy mô của đoàn tháp tùng mà các tổng thống mang theo hùng hậu như thế nào. Ảnh: Getty.
Đặc biệt, từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng, Mật vụ Mỹ phải đối mặt với thách thức chưa từng có trong việc bảo vệ tổng thống và các thành viên gia đình lên đến 18 người ở trong nước và công du nước ngoài. Ảnh: Business Insider.
Các mật vụ Mỹ vây kín Tổng thống Trump trong một sự kiện ngoài trời cùng các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Taormina, Sicily, Italy. Trong tháng 8, Cơ quan Mật vụ Mỹ phải đề xuất bổ sung thêm 60 triệu USD để trang trải cho các hoạt động bảo vệ tổng thống và gia đình đã vượt quá ngân sách. Ảnh: Reuters.
Cựu Tổng thống Barack Obama cũng từng sử dụng đoàn tháp tùng hùng hậu trong các chuyến công du nước ngoài. Trong chuyến công du Australia vào tháng 11/2011, Tổng thống Obama mang theo đoàn tùy tùng tới 500 người, trong đó có 200 mật vụ. Ảnh: ABC News.
Các mật vụ luôn theo sát tổng thống như "hình với bóng". Khi các tổng thống Mỹ đi bộ, luôn có ít nhất 4-5 mật vụ tạo thành một vòng tròn bảo vệ cho ông chủ Nhà Trắng. Tổng thống Trump từng ví von việc bảo vệ dày đặc này "như sống trong tổ kén". Ảnh: AFP.
Khi công du nước ngoài hoặc các chuyến công tác dài, chuyên cơ Air Force One vừa là phương tiện chuyên chở vừa bảo vệ an toàn tuyệt đối cho ông chủ Nhà Trắng trong suốt thời gian ở trên không. Ảnh: Nhà Trắng.
Air Force One được ví von là "Nhà Trắng trên không", máy bay được trang bị những công nghệ hiện đại nhất có khả năng chống bức xạ điện từ, phòng thủ tên lửa. Air Force One là một "pháo đài bất khả xâm phạm". Ảnh: AFP.
Phương tiện chuyên chở phổ biến tiếp theo của các tổng thống Mỹ là chiếc xe đặc chủng được đặt biệt danh "The Beast" (Quái thú). Đây là chiếc limousine mang thương hiệu Cadillac được thiết kế như chiếc xe tăng. Cửa xe dày tới 20 cm, các cửa sổ lắp kính chống đạn giúp xe an toàn trước mọi cuộc tấn công bằng vũ khí cá nhân, súng phóng lựu và mìn. Ảnh: Getty.
Bên trong xe có hệ thống oxy riêng giúp các yếu nhân an toàn trước cuộc tấn công bằng vũ khí sinh, hóa học. Xe được trang bị nhiều công nghệ phòng thủ và trong cốp luôn có máu cùng nhóm với tổng thống Mỹ. Nó cũng được thiết kế hệ thống phóng lựu đạn hơi cay và lựu đạn khói nhằm giải tán đám đông. Ảnh: Getty.
Đoàn xe chở tổng thống Mỹ và đội tháp tùng luôn được chở thẳng từ Mỹ tới quốc gia mà tổng thống sẽ đến bằng chuyên cơ C-17 của quân đội. Nước Mỹ có truyền thống không sử dụng phương tiện của quốc gia sở tại để phục vụ đi lại cho tổng thống và các nhân vật quan trọng. Ảnh: The Sun.
Phương tiện khác dùng để tháp tùng tổng thống Mỹ là trực thăng Marine One sử dụng trong các chuyến công du ngắn của tổng thống. Trực thăng này cũng có thể được mang theo trong các chuyến công du nước ngoài để phục vụ việc đi lại của tổng thống Mỹ. Ảnh: ABC News.
Marine One gồm 2 loại trực thăng Sikorsky SH-3 (trên) hoặc VH-60N (dưới). Thân máy bay được bọc giáp, trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa và nó có thể tiếp tục bay ngay cả khi một trong ba động cơ gặp sự cố. Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Philippines trong chuyến công du châu Á vào tháng 11 nhưng không dự Hội nghị Đông Á (EAS) mà chỉ gặp Tổng thống Rodrigo Duterte.
Ông Trump hôm 22/12 tiết lộ “bản xem trước” về nhiệm kỳ thứ 2 thông qua bài phát biểu dài 90 phút, chủ yếu nhắc tới vấn đề nhập cư, biên giới, chủ nghĩa thức tỉnh và kênh đào Panama.