Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Độ quái của Barca

Cùng tham dự Super League, nhưng Barca chịu ít sự chỉ trích nhất so với những CLB còn trụ lại với giải đấu 6 tỷ USD.

New York Times tin Chủ tịch Joan Laporta của Barca khiến thông tin về dự án Super League bị rò rỉ thông qua buổi ăn trưa với Chủ tịch La Liga Javier Tebas, từ đó Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin nắm được diễn biến và trực tiếp thống lĩnh kế hoạch phản công ngay lập tức. Dĩ nhiên, UEFA thành công, còn Super League thất bại.

Chưa biết tính chính xác của thông tin tựa như phim Hollywood này đến đâu, song Barca trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất vẫn thể hiện họ đang có lợi nhiều hơn hại ở kế hoạch đầy tính tham vọng này.

barca anh 1

Laporta đang nỗ lực để kéo Barca khỏi cuộc khủng hoảng. Ảnh: Getty.

Barca đá quả bóng trách nhiệm

8 trong 12 đội đã rút lui khỏi Super League, mặc kệ những đe dọa về việc có thể bị phạt hơn 100 triệu euro vì vi phạm hợp đồng. Barca không nằm trong nhóm này. Cùng với Juventus, Milan và đại kình địch Real Madrid, Barca bám trụ với dự án đầy tham vọng này tới phút chót.

Barca không từ bỏ đồng minh. Đội chủ sân Camp Nou thậm chí đưa ra thông báo riêng lý giải về việc không rút khỏi Super League. So với việc gửi thư cho từng CĐV để xin lỗi vì tham gia ESL của Chelsea, Man City hay Arsenal, Barca rõ ràng có tâm thế riêng trước nhưng chỉ trích không tưởng của toàn bộ thế giới bóng đá.

Song Barca có thực sự cam kết và bám trụ tới Super League? Chủ tịch Laporta nhấn mạnh quyết định cuối cùng "thuộc về các cử tri". Thông báo được đăng tải công khai của Barca cũng có ý kiến tương tự.

barca anh 2

Messi kéo Barca khỏi cuộc khủng hoảng truyền thông bằng màn trình diễn xuất sắc trên sân cỏ. Ảnh: Getty.

Ông Laporta đang muốn đá quả bóng trách nhiệm sang cho các cử tri. Điều này đảm bảo được việc Barca sẽ không trở thành kẻ phản bội với nhóm Super League và cho thấy họ sẵn sàng làm theo những ý kiến của đám đông.

Phản ứng vội vã, thậm chí hơi hoảng loạn khiến nhóm Big Six tại Premier League nhận những phản ứng giận dữ từ CĐV. Các CĐV MU phản đối bên ngoài sân Old Trafford, chỉ trích nhà Glazer dữ dội. CĐV Arsenal làm hành động tương tự để đuổi ông chủ Stan Kroenke khỏi đội bóng.

Không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra với Barca. HLV Ronald Koeman từ chối phát biểu về Super League, nhưng hướng chỉ trích về UEFA bằng tuyên bố: "UEFA cũng chỉ nghĩ đến tiền".

Trên sân cỏ, Barca vừa thắng Getafe 5-2. Messi lập cú đúp, nhường cú đá phạt đền vào phút chót cho Griezmann. Truyền thông thế giới lại quấn lấy hào quang của Messi như lẽ thường tình. Cuộc khủng hoảng truyền thông mang tên Super League dường như chưa từng tồn tại ở thủ phủ xứ Catalunya.

Barca cần Super League

Dù làm tốt như thế nào trong việc hóa giải khủng hoảng truyền thông, Barca trên thực tế vẫn không thoát khỏi sự thật: Họ cần tiền, thậm chí rất nhiều tiền.

Đầu năm 2021, Barca công bố báo cáo tài chính. Đội chủ sân Camp Nou hiện gánh khoản nợ lên tới 1,2 tỷ euro. Việc trả lương cao ngất cho các cầu thủ, cùng tình hình kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến Barca lâm nguy.

Nếu không có tiền, Barca sẽ không thể giữ chân Messi. Nếu để mất Messi, Barca sẽ càng mất nhiều tiền hơn khi doanh thu thương mại tụt giảm.

barca anh 3

Perez không tin Laporta khiến thông tin của Super League bị rò rỉ. Ảnh: Getty.

Super League vì vậy là phao cứu sinh cho Barca cũng như nhiều CLB khác. Trong bài phỏng vấn với AS, Chủ tịch Super League Florentino Perez nhấn mạnh việc Super League là giải đấu tốt nhất để các CLB thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính chưa có lối ra như hiện tại và có thể đối đầu với những CLB được nhà nước chống lưng như Man City hay PSG.

3 trong 4 đội vào bán kết Champions League mùa (Man City, PSG và Chelsea) đều từ vi phạm luật công bằng tài chính. Rõ ràng, việc được những tỷ phú bơm tiền khiến cán cân dần trở nên chênh lệch, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại.

Barca hay Real Madrid là những đội bóng có hệ thống quản lý được xây dựng dựa trên những hội viên (socios). Họ không thể đủ tiền lẫn sự ổn định để đua đường dài với những đội bóng được chống lưng bởi dầu mỏ.

Perez nhấn mạnh nếu không tạo ra Super League để có doanh thu, các CLB lớn sẽ phải bán đi các cầu thủ để bù lại thâm hụt tài chính. Serie A vừa bán gói bản quyền truyền hình với giá thấp hơn 300 triệu euro so với thời gian trước.

Theo Perez, điều tương tự cũng sẽ tới với Premier League hay La Liga. Nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn, các CLB nhiều khả năng phá sản vì không có được nguồn thu tương xứng.

Barca với Laporta hiểu rõ và nhìn nhận thấy tương lai này. Vì vậy, họ phải làm mọi cách để ở lại Super League, giải đấu cho phép bản thân sinh tồn trước khi làm những điều xa hơn.

Và thật kỳ lạ khi trong các đội bóng còn trụ lại tại Super League, Barca là bên bị chỉ trích ít nhất. Juventus và Milan bị yêu cầu loại khỏi Serie A. Chủ tịch Juve, Andrea Agnelli, trở thành kẻ thù của bóng đá châu Âu và bị đích thân Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin gọi là kẻ phản bội.

Florentino Perez bị căm ghét. Chỉ Barca với đối sách nhu mì của Joan Laporta đang tạm thoát khỏi vòng xoáy chỉ trích không hồi kết ấy.

Messi ghi bàn sau pha thoát pressing từ sân nhà Sau những pha phối hợp với đồng đội từ sân nhà, Lionel Messi nâng tỷ số lên 3-0 cho Barca trong chiến thắng 4-0 trước Bilbao ở chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha.

Real tự làm khó mình trong cuộc đua vô địch La Liga

Thầy trò HLV Zinedine Zidane đứng trước nguy cơ bị Atletico Madrid và Barca bỏ lại trong cuộc đua vô địch La Liga sau trận hòa 0-0 trước Real Betis rạng sáng 25/4 (giờ Hà Nội).

Việt Nhật

Bạn có thể quan tâm