Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đồ điện tử: giá đắt tại ai?

Hầu hết người tiêu dùng khi mua các thiết bị điện tử đều cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra sự so sánh giá giữa các cửa hàng, để có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình với cái giá rẻ nhất.

Tuy nhiên, họ không hiểu rằng, đằng sau giá của sản phẩm còn bao gồm rất nhiều những giá trị khác được thêm vào. Đắt có cái giá của đắt!

Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng Việt Nam thường thu thập thông tin từ nhiều nguồn, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ bất kỳ. Việc này không khác người tiêu dùng ở các nước phát triển trên thế giới.

Bà Nguyễn Bạch Điệp, CEO FPT Shop khẳng định: “80% giá của các dòng sản phẩm tại FPT Shop có giá bằng hoặc thấp hơn mặt bằng chung giá của các hệ thống bán lẻ có thương hiệu trên thị trường”.

Quá trình mua hàng dài hơn, người tiêu dùng đa phần có chủ đích rõ ràng (không tùy hứng) với sự chú ý đặc biệt về tính tiết kiệm, độ bền, độ tin cậy, độ an toàn, tính cộng đồng… Theo đó, ngày nay giá cả không phải là việc chi phối hoàn toàn quyết định mua sắm của khách hàng.

Đơn cử tại một cửa hàng bán lẻ uy tín, thỉnh thoảng có một vài lời phàn nàn rằng sao giá đắt thế, đắt hơn những cửa hàng khác. Tuy nhiên, xét về khía cạnh dịch vụ tốt, không gian mua sắm thoải mái, khách hàng được tư vấn kỹ càng, được trải nghiệm về sản phẩm trước khi quyết định mua, cùng nhiều chương trình khuyến mãi và quà tặng bất ngờ dịp sinh nhật hay ra mắt sản phẩm mới, được tham gia các chương trình dành cho thành viên… Nếu có thể so sánh cùng với một cửa hàng khác, liệu mua sắm tại cửa hàng chính hãng có còn là “đắt”?

Ở một số nơi, cửa hàng không có khu trải nghiệm, nhân viên tư vấn “tùy hứng”, các dịch vụ hậu mãi không rõ ràng, các thiết bị đảm bảo chất lượng dựa trên “lời hứa”. Theo đó, khách hàng có còn cảm thấy thỏa mãn với mức giá chỉ rẻ hơn vài chục nghìn hay vài trăm nghìn mà mình đưa ra để phải chịu đựng những điều như vậy hay không? Câu trả lời có lẽ là “không”,  vì hiện nay khách hàng có thể sẵn lòng bỏ ra thêm một ít tiền để nhận được sự chăm sóc chu đáo nhất!

Bà Nguyễn Bạch Điệp, CEO FPT Shop khẳng định: “80% giá của các dòng sản phẩm tại FPT Shop có giá bằng hoặc thấp hơn mặt bằng chung giá của các hệ thống bán lẻ có thương hiệu trên thị trường”.

Để lý giải cho việc một số khách hàng thường cho rằng sản phẩm của FPT Shop đắt, bà Điệp đã đưa ra rất nhiều ý kiến.

Thứ nhất, xuất phát từ việc FPT Shop trước đây mang nhiệm vụ làm hình ảnh là chính. FPT Shop lúc đó có nhiều hệ thống showroom trưng bày sản phẩm cho các hãng, như Nokia, Samsung… Nhiệm vụ của các showroom chủ yếu để làm hình ảnh, do vậy, giá bán thường cao hơn so với giá của các đại lý khác. Bởi về nguyên tắc, showroom không được cạnh tranh giá với đại lý. Đến thời điểm hiện tại, khi FPT Shop tách ra để trở thành hệ thống bán lẻ tương tự các hệ thống khác trên thị trường, quan điểm đó trong tư duy của người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi được ngay.

Thứ hai, mỗi hệ thống bán lẻ đều tập trung vào một số dòng sản phẩm có lợi thế về giá. Ví dụ, khi hệ thống bán lẻ A thỏa thuận được giá tốt với 10 dòng sản phẩm (so với các đối thủ cạnh tranh), họ sẽ tập trung đẩy mạnh truyền thông bán hàng cho những sản phẩm này. Đổi lại, các dòng sản phẩm khác sẽ có giá tương đương hoặc cao hơn một chút so với thị trường.

Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn của khách hàng, đối với một dòng sản phẩm cụ thể, người tiêu dùng, khi mua sản phẩm ở hệ thống A rẻ hơn so với các hệ thống bán lẻ khác, có thể sẽ khẳng định tất cả các sản phẩm của hệ thống này có giá tốt hơn so với giá của các hệ thống còn lại.

Do vậy quan điểm của người tiêu dùng về việc một hệ thống bán giá đắt đôi khi chỉ là cái nhìn từ một phía trên một dòng sản phẩm mà không để ý đến tổng thể chung.

Hiện nay, khách hàng rất thích mua được hàng chính hãng, đảm bảo tốt về bảo hành cũng như được sử dụng hàng thật. Mua một sản phẩm của Apple trôi nổi trên thị trường, hay tại các cửa hàng nhỏ lẻ, khách hàng sẽ có rất nhiều hoài nghi cũng như không yên tâm về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm.

Các cửa hàng chính hãng của Apple tại Việt Nam trên thị trường tuy có giá bán hơi cao hơn một chút so với các cửa hàng nhỏ lẻ khác, nhưng với một sản phẩm có giá trị lớn như vậy việc khách hàng bỏ thêm vài trăm nghìn đồng để được an toàn vẫn hơn.

Do vậy, với thói quen tiêu dùng thông minh hiện nay, khách hàng sẽ tự mình xác định được thế nào là “đắt”, thế nào là “rẻ”. Có những nơi cứ nghĩ giá thấp hơn là “rẻ” nhưng thực sự lại rất đắt nếu sản phẩm mua về gặp phải vấn đề hoặc khách hàng được phục vụ một cách hời hợt và không được tôn trọng.

Theo đó, khách hàng sẽ đưa ra được sự so sánh không chỉ về giá mà còn về những giá trị thực sự mà họ nhận được khi mua hàng tại những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng. Và có lẽ, việc giá đắt hay rẻ còn tùy vào quan điểm và cách nhìn nhận của mỗi người.

http://tuoitre.vn/Kinh-te/615446/do-dien-tu-gia-dat-tai-ai.html

Theo P.K.D/ Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm