Dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trong thế giới thương mại điện tử (MĐT), nơi ai cũng gặp không ít gian nan để phát triển.
Tham gia cuộc chiến cân não
Lazada ra mắt tháng 2/2012, nhưng các thông tin tuyển dụng nhân sự cho một dự án thương mại điện tử châu Âu đã lan truyền từ những tháng cuối năm 2011. Lazada có sự hậu thuẫn lớn từ “ông trùm” Rocket Internet mang quốc tịch Đức - tập đoàn chủ quản nhiều dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên phạm vi toàn cầu, như Zalando và Dafiti. Tiềm lực vốn, công nghệ và kinh nghiệm điều hành, Lazada đến Việt Nam với những bước đầu, có thể xem là khá thuận lợi.
Lazada.vn đã có mặt tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ tháng 2/2013. |
Từ tháng 3/2012, trang thương mại điện tử (TMĐT) Lazada xuất hiện đồng loạt tại 5 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan. Sau khi nhiều nhà đầu tư mới bao gồm Tesco - chuỗi bán lẻ số 1 tại Anh - góp thêm 250 triệu USD vào tháng 12/2013, dòng vốn đầu tư vào Lazada đã lên đến khoảng 486 triệu USD. Tuy nhiên, so với Amazon - huyền thoại trong thế giới TMĐT - Lazada Đông Nam Á còn quá non trẻ trên thị trường.
Thế nhưng, Lazada đã tính toán kỹ lưỡng khi chọn những thị trường mới nổi tại khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu, địa phương hóa (sử dụng ngôn ngữ địa phương, chọn lựa mặt hàng người dân ưa chuộng,…) và tạo lợi thế khác biệt khi có những bước đi trước ông lớn Amazon. Kết quả là theo một cuộc nghiên cứu gần đây của Alexa.com (tổ chức xếp hạng các website), Lazada hiện đang có mặt trong danh sách các trang thương mại điện tử B2C hàng đầu tại các quốc gia mà Lazada đặt chi nhánh.
Sự phát triển mạnh mẽ này là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển hệ thống mua sắm trực tuyến tại khu vực hơn 600 triệu dân này. Hiện nay, Lazada đã có hơn 1.000 nhân viên đang làm việc và vận hành cỗ máy khổng lồ này, với trung tâm phân phối và hậu cần đặt tại Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Thái Lan, cùng một trụ sở chính ở Singapore. Riêng tại Việt Nam, Lazada.vn hiện cung cấp hơn 25.000 loại sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau, từ điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh kỹ thuật số cho đến quần áo thời trang, sách, đồ chơi trẻ em.
Sống hay không sống?
Trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng, thu hút đầu tư. Với một miếng bánh to, bao giờ cũng có nhiều đối tượng tham gia, lớn mạnh có, nhỏ lẻ cũng có. Vì thế, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi mọi đối tượng tham gia phải luôn tỉnh táo, kể cả người tiêu dùng. Cuối cùng, kẻ chiến thắng là người giành được lòng tin và sự gắn bó của khách hàng.
Nhận ra điều đó, cuối năm 2013, Lazada Việt Nam đã công bố 3 cột trụ trong chiến lược phát triển dài hạn. Thứ nhất là giải quyết quan ngại của người tiêu dùng về TMĐT, với mục tiêu là tạo dựng niềm tin bằng cách điều khoản mua hàng có lợi cho người mua, tạo cơ hội xem tận mắt sờ tận tay hàng hóa. Thứ hai là mở rộng phân khúc hàng hóa từ bình dân đến cao cấp, cũng như mở rộng đối tượng khách hàng. Trụ cột thứ ba là giá cả, Lazada Việt Nam tham vọng trở thành trung tâm tham chiếu giá trên thị trường.
“Lazada lừa đảo” là cụm từ thường xuyên nhìn thấy trên các trang báo mạng với đủ hình thức, văn bản, bằng chứng cáo buộc trung tâm thương mại điện tử làm ăn không đàng hoàng, minh bạch. Bất chấp mọi lời cáo buộc từ các trang báo mạng chính thống và tự phát, Lazada cải thiện dịch vụ, nâng cao chính sách và phát triển thị trường. Giành được niềm tin không phải là điều một sớm một chiều, vì thế kết quả của cuộc chiến trong thị trường TMĐT vẫn chưa ngã ngũ. Lazada có thật là lừa đảo, chiến lược hay chiêu trò, ai sẽ là trụ lại cuối cùng, ai mới thực sự là người chiến thắng? Câu trả lời hãy để chính khách hàng là người quyết định.
Tư liệu: Lazada