Khái niệm “local brand” ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Điều gì giúp những thương hiệu Việt từng bị gắn mác “tốt gỗ, chưa tốt nước sơn” lọt mắt người trẻ?
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, tính đến năm 2021, hàng Việt chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Một con số đáng chú ý khác từ thống kê của ban chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là hơn 90% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt; 75% người khuyên gia đình, bạn bè mua hàng Việt. Dưới góc nhìn của nhiều người tiêu dùng trẻ, những con số này không khó lý giải.
Với niềm tin không ai hiểu nhu cầu của người Việt bằng chính người Việt, Bùi Huyền My (27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TP.HCM) tự nhận bản thân là tín đồ hàng nội địa. Cô có thể kể vanh vách các thương hiệu Việt nổi tiếng như Biti’s, Baresoul, hay Cocoon vốn được Gen Y và Gen Z, trong đó có Huyền My, ưa chuộng.
Sau nhiều năm gắn bó hàng nội địa, Huyền My nhận định có 3 động lực chính giúp thương hiệu Việt "lội ngược dòng": Chất lượng sản phẩm, quảng bá đúng thị hiếu người trẻ và nỗ lực nâng tầm trải nghiệm mua sắm.
Vài năm gần đây, thương hiệu Việt đã giải quyết được bài toán về chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mẫu mã. Ở hai khía cạnh còn lại, việc ứng dụng công nghệ và công cụ hỗ trợ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) giúp doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Câu chuyện của Biti’s là điển hình.
Như bao nữ sinh cấp 2 thuộc thế hệ 9X, Huyền My rất thích giày Biti’s. Ký ức của cô được lấp đầy bởi cảm giác háo hức mỗi mùa tựu trường, khi được mẹ mua tặng đôi sandal Biti’s mới tinh. Dẫu vậy, khi cô lớn hơn, thương hiệu yêu thích năm nào đã trở nên lỗi thời và dần bị quên lãng khi mẫu mã không còn sành điệu. Nhưng, tất cả điều này thay đổi khi Biti’s Hunter ra đời - sản phẩm giúp Biti’s đi thẳng vào trái tim người tiêu dùng trẻ tuổi.
“Từ tín đồ giày thể thao của các thương hiệu quốc tế, tôi trở thành fan của Biti’s Hunter. Giá cả, mẫu mã đến chất liệu sản phẩm không có gì bàn cãi. Biti’s còn rất sáng tạo khi kết hợp nhiều người nổi tiếng để ra mắt sản phẩm riêng, nổi bật là Biti’s x MTP. Tôi là một trong những người xếp hàng để mua được đôi giày này thời điểm mở bán”, Huyền My tự hào.
Thành công của Biti’s dưới góc nhìn của “fan ruột” Huyền My còn là chiến lược ứng dụng công nghệ và công cụ hỗ trợ trên các sàn TMĐT. Từ mô hình kinh doanh truyền thống tại các cửa hàng, thương hiệu này mở gian hàng chính hãng trên Shopee Mall, bắt trend với loạt deal hời.
“Ban đầu người dùng có thể mua sản phẩm Việt vì ‘màu cờ sắc áo’, nhưng lâu dần, họ có xu hướng tìm đến sản phẩm chất lượng và đáng tiền. Không chỉ Biti’s, các thương hiệu nội địa đầu tư lớn vào việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng, từ đó hiểu được thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, sản phẩm Việt được đón nhận hơn so với trước đây”, Huyền My nhận định.
Khi được hỏi về “check-list cá nhân” gồm những mặt hàng sản xuất trong nước, Huỳnh Quang Thái (27 tuổi, nhân viên IT tại TP.HCM) lần lượt kể những cái tên: Dalat Farm, Coolmate, gốm sứ Minh Long. Điều thú vị là bên cạnh tên nhãn, Quang Thái có thể kể rõ từng dòng sản phẩm bán chạy của thương hiệu, lý giải câu chuyện mang đậm tinh thần Việt mà ít người biết.
“Tôi chỉ nhắc đến những thương hiệu Việt mà bản thân hiểu rõ, cũng thường xuyên sử dụng”, Thái nhấn mạnh.
Dẫn chứng về câu chuyện thấu tỏ mọi ngóc ngách của các thương hiệu Việt, Quang Thái lấy ví dụ sản phẩm áo thun của Coolmate. Bên cạnh chất liệu “sờ đến đâu, mịn mát đến đó”, mẫu mã đa dạng, hợp thời trang, giá cả phải chăng, dễ dàng tìm mua là lý do chàng IT chọn gắn bó với thương hiệu này nhiều năm. Một ưu điểm lớn của hàng Việt là tính năng, công dụng được bản địa hóa, phù hợp nhu cầu người Việt.
Đặc thù công việc khiến Quang Thái “nghiện” trà, cà phê. Anh thừa nhận tốn kha khá cho các loại mặt hàng này: “Tôi mê du lịch và thích khám phá đặc sản địa phương. Trong một lần phượt Đà Lạt, lúc ghé ngang khu vực Cầu Đất và có cơ hội thưởng thức những ly trà đậm vị từ Dalat Farm, tôi thử và nghiện luôn đến giờ”, Quang Thái kể.
Câu chuyện về hành trình tạo nên hương vị đặc biệt của trà, cà phê DalatFarm với những cụm từ “hái thủ công”, “rang mộc”… làm cho chàng trai trẻ rất ấn tượng, đây cũng là điều khiến anh tự hào vô vàn khi nhắc đến đặc sản Việt.
“Là người trẻ, tôi sẵn sàng mua cà phê và trà từ những thương hiệu Việt tôn trọng tính toàn vẹn văn hoá, thậm chí sẵn lòng trả tiền cao để đổi lấy sản phẩm chất lượng. Với tôi, đây là cách góp sức để nhà sản xuất đặt nhiều tâm huyết vào sản phẩm của họ”, anh nhận định.
Từ kinh nghiệm và sở thích cá nhân, anh thường gợi ý bạn bè, người thân chọn mua đặc sản địa phương như trà, nước mắm, các loại gia vị đặc trưng. Cách anh giải quyết bài toán địa lý trong khâu giao vận là đặt mua trên Shopee. Cũng tại đây, anh tìm ra chương trình hỗ trợ các nhà bán hàng địa phương lan tỏa giá trị Việt đến người tiêu dùng “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt". Đây chính là cầu nối giúp Quang Thái khám phá ra các thương hiệu Việt độc đáo và chất lượng, tận hưởng nhiều ưu đãi, tiện lợi trong thanh toán và giao nhận.
Thừa nhận ngành nào cũng có hàng Việt Nam chất lượng cao, song Trần Lê Phương Thủy (27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TP.HCM) không phủ nhận việc hàng nội địa chưa được nhìn nhận đúng giá trị vốn có.
Chỉ tính riêng địa hạt thời trang, trong tư duy cố hữu của nhiều người dùng, “hàng Việt phải rẻ và nếu một đôi giày tận 2-3 triệu đồng là rất sai trái, dẫu vậy họ chẳng mấy khi phàn nàn về giá của đôi giày ngoại đắt đỏ”. Sau cùng, những định kiến cắm rễ sâu đã cản trở nhà sản xuất Việt Nam cải thiện mọi mặt sản phẩm.
Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước. Tốc độ phát triển vũ bão của TMĐT, nhu cầu mua sắm đồ thời trang tăng vọt cùng nền tảng dân số trẻ biến Việt Nam thành “miền đất hứa” cho những nhãn hiệu thời trang, trong đó có local brand. Như cách mà Thủy nói về cơ hội của những nhãn hiệu Việt là “hiểu đúng insight, chạm đúng tâm lý” đối tượng trẻ.
“Tôi nghĩ thời trang Việt là mặt hàng đáng chi tiền, bởi chất lượng miễn chê, mẫu mã và thiết kế bắt mắt. Một vài thương hiệu đang dần nâng tầm, có thể so sánh các sản phẩm quốc tế”, Thủy nhấn mạnh.
Từ trải nghiệm cá nhân, Thủy tự tin giới thiệu các local brand Việt như Biti’s, Pixie cho bạn bè, người thân. Cửa hàng phủ kín các con đường chính ở thành phố lớn, túi xách và giày giá bình dân chất lượng cao cấp, mẫu mã trẻ, đa dạng phân khúc khách hàng… là điều cô muốn nói về hai thương hiệu này.
Song hành sự thay đổi trong tư duy mua sắm người trẻ, Thủy cũng đánh giá cao những chương trình quảng bá, xúc tiến hàng Việt của các sàn TMĐT, trong đó có Shopee. Đơn cử thông qua “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt", Thủy tiếp cận nhiều thương hiệu Việt chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Trên hết, chương trình còn giúp người tiêu dùng thêm yêu hàng Việt Nam qua những câu chuyện kinh doanh truyền cảm hứng.
Bên cạnh ưu điểm, một số thương hiệu trong nước vẫn gặp những vấn đề như cập nhật xu hướng chậm, nâng giá quá tay tạo ảnh hưởng xấu đến thương hiệu nội địa nói chung. Lúc này, các kênh mua sắm chọn lọc như Shopee sẽ giúp người dùng chạm đúng nhu cầu, chọn đúng sản phẩm. Sàn TMĐT này còn mang đến những chương trình khuyến mãi gồm khung giờ săn sale, deal từ 1.000 đồng, miễn phí vận chuyển... để người tiêu dùng được hỗ trợ về giá cả, giao vận khi mua sắm.
“Nói nôm na thì chương trình tôn vinh sản phẩm Việt của Shopee như bộ lọc sản phẩm. Trên đó, tôi tìm thấy mặt hàng đúng nhu cầu, ‘tốt gỗ và tốt cả nước sơn’. Vừa mua hàng chất lượng, vừa nhận ưu đãi, chẳng có gì để phàn nàn”, Thủy hào hứng.
Từ 26/11 đến 13/12, Shopee mang đến chuỗi sự kiện mừng sinh nhật “12.12 Siêu sale sinh nhật - giảm sâu đến 90%” với loạt ưu đãi miễn phí vận chuyển 0 đồng cùng cơ hội thu thập mã giảm giá và hoàn xu đến 1,2 triệu đồng. Sự kiện mang đến nhiều hoạt động giải trí và tương tác thú vị, giúp người dùng tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong mùa lễ hội. Độc giả tham khảo tại shopee.vn/m/12-12.
Một trong những điểm nhấn nổi bật của sự kiện là chuỗi hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp Việt và quảng bá sản phẩm địa phương chất lượng qua chương trình “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt”. Độc giả tham khảo tại shopee.vn/m/ShopeeTonVinhSanPhamViet.