Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đỉnh triều cường vượt báo động 3, TP.HCM nguy cơ ngập sâu nhiều nơi

Đỉnh triều cao nhất trong đợt này có thể xuất hiện vào ngày 16-17/11 (tức 16-17 tháng 10 âm lịch), nhiều trạm đo vượt báo động 3; cảnh báo nguy cơ ngập sâu nhiều nơi ở Nam Bộ.

Sáng 16/11, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, khu vực Nam bộ đang bước vào giai đoạn triều cường rằm tháng 10 âm lịch đạt đỉnh. Trong 24 giờ qua, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai ít biến đổi và duy trì ở mức cao.

Trieu cuong TP.HCM ngap anh 1

Hôm nay (16/11), triều cường ở các tỉnh Nam Bộ đạt đỉnh. Ảnh: Nguyễn Huế.

Tính đến 7h sáng, mực nước cao nhất ngày thực đo tại một số trạm đều vượt báo động 3. Trong đó, trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) mức 1,66 m, trên báo động (BĐ) 3 khoảng 0,06 m; Phú An (sông Sài Gòn) 1,64 m, trên BĐ3 là 0,04 m; trạm Thủ Dầu Một (sông Sài Gòn) 1,73 m, trên BĐ3 là 0,13 m; riêng trạm Biên Hòa (sông Đồng Nai) 1,92 m dưới BĐ2 là 0,08 m.

Theo Đài khí tượng Nam Bộ, mực nước tại hầu hết trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai khả năng biến đổi chậm trong 1-2 ngày nữa, sau đó xuống lại.

"Đỉnh triều cao nhất trong đợt này có thể xuất hiện vào ngày 16-17/11 (tức 16-17 tháng 10 Âm lịch), trong đó nhiều trạm đo được trên BĐ3", Đài khí tượng cảnh báo.

Cụ thể, trạm Phú An và trạm Nhà Bè ở khoảng 1,65-1,70 m cao hơn BĐ3 từ 0,05-0,1 m. Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 3-5h và 17-19h.

Ngoài ra, trạm Biên Hòa ở khoảng 2-2,05 m xấp xỉ hoặc cao hơn BĐ2 là 0,05 m; trạm Thủ Dầu Một ở khoảng 1,75-1,8 m, cao hơn BĐ3 từ 0,15-0,2 m.

“Đây là kỳ triều cường cao, khả năng gây ra ngập úng ở những vùng trũng thấp và ven sông, ảnh hưởng tới giao thông và các hoạt động kinh tế - xã hội khu vực TP.HCM. Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2”, Đài khí tượng Nam Bộ lưu ý.

Trong khi đó, Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP) cũng phát bản tin cảnh báo, mực nước trên các trạm vùng ven biển ĐBSCL hiện đạt mức cao và có xu thế tăng tiếp tục tăng theo triều, mực nước phổ biến từ báo động 2-3 và có nơi vượt báo động 3.

Dự báo trong 10 ngày tới, mực nước các trạm thuộc khu vực ven biển Đông tiếp tục tăng và đạt đỉnh kỳ triều cường vào ngày 17-18/11; đối với biển Tây đạt đỉnh từ ngày 17-19/11.

Do ảnh hưởng của triều cường cao khiến vùng giữa ĐBSCL mực nước trên một số trạm chính phổ biến trên mức báo động 3 từ 0,05-0,3 m. Nhiều khu vực ở các tỉnh, thành như: TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau bị ngập sâu.

Triều cường gây ngập một số nơi ở Bình Dương ven sông Sài Gòn Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương cảnh báo trong các ngày từ 3 đến 5/11, mực nước hạ lưu sông Sài Gòn sẽ ở mức đỉnh triều cường. Cần đề phòng triều cường đạt đỉnh kết hợp mưa to, xả tràn hồ Dầu Tiếng có thể gây tràn bờ, ngập các khu vực trũng.

Du khách xắn quần lội nước ở trung tâm TP.HCM

Trưa 13/11, mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, giao thông rối loạn.

Triều cường đạt đỉnh trong 3 ngày, Bình Dương trực theo dõi 24/24

Theo dự báo, từ ngày 3 đến ngày 5/11, tại tỉnh Bình Dương nguy cơ ngập ở một số nơi do triều cường đạt đỉnh.

Hai bé song sinh ở Lệ Thủy chết đuối trong sân nhà ngập lũ

Hai bé trai song sinh ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) sau khi thức dậy đã bị ngã, đuối nước tử vong tại khu vực nước lũ ngập trong sân nhà.

Sách hay về TP.HCM

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

https://vietnamnet.vn/dinh-trieu-cuong-vuot-bao-dong-3-tphcm-nguy-co-ngap-sau-nhieu-noi-2342417.html

Bảo Anh/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm