Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đưa bệnh nhân từ trực thăng vào Trung tâm Cấp cứu của bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. |
Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Cấp cứu của bệnh viện điều trị rạng sáng 25/3 với tình hình sức khỏe có cải thiện.
Bệnh nhân là thuyền viên Hoàng Văn Đ. (51 tuổi, ngụ Hà Tĩnh), làm việc trên tàu cá QNg 96-293 TS. Hai ngày trước, trong khi lặn biển ở độ sâu 35 m, thuyền viên này bị đau ngực trái, khó thở nhẹ, yếu hai chân nên được chuyển vào Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa.
Các bác sĩ tại đây sau khi hội chẩn với Bệnh viện Quân y 175 đã chẩn đoán anh Đ. bị hội chứng giảm áp do lặn sâu.
Đội ngũ y tế quyết định cho bệnh nhân thở oxy nồng độ cao, chống đông, bù dịch, đặt thông tiểu, kháng sinh dự phòng, nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Các bác sĩ sau đó đề nghị đưa bệnh nhân vào đất liền điều trị.
Chiều 24/3, Binh đoàn 18 điều động máy bay trực thăng cùng Tổ Cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 bay từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Trường Sa.
Chia sẻ về quá trình điều trị bệnh nhân, đại úy - bác sĩ Đinh Văn Hồng (Tổ trưởng Tổ Cấp cứu) cho biết việc đưa bệnh nhân về đất liền bằng trực thăng đã được cân nhắc kỹ. Khi đưa bệnh nhân lên máy bay, các nguy cơ của hội chứng giảm áp sẽ diễn biến nặng, có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp, thuyên tắc phổi và ngừng tim.
Do đó, kíp cấp cứu đã cho bệnh nhân thở oxy nồng độ cao, theo dõi sát sinh hiệu bệnh nhân, nếu có diễn biến nặng phải xử lý ngay trong quá trình bay. Tổ bay cũng duy trì bay ở tầm thấp (800-1000m) để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.