Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều tra ‘ớn lạnh’ về vụ hành quyết danh dự nữ ngôi sao mạng xã hội

Cuốn “A Woman Like Her” đã hé lộ nhiều điều về cái chết của Qandeel Baloch - người trở nên nổi tiếng qua các video trên mạng xã hội.

Qandeel Baloch được gọi là Kim Kardashian của Pakistan, ngôi sao truyền thông xã hội đầu tiên của đất nước này. Cô là một nhân vật nhận được nhiều sự ngưỡng mộ, hoan nghênh nhưng cũng phải chịu nhiều chửi rủa và chỉ trích sau những video cô “nửa kín nửa hở” trên giường, chế giễu các tu sĩ Hồi giáo hay hứa sẽ thoát y nếu đội cricket của Pakistan thắng một trận đấu.

Kim Kardashian Pakistan; Hanh quyet danh du; Phu nu Hoi giao; Ngoi sao mang xa hoi anh 1

Những hình ảnh cô đăng trên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự quan tâm cũng như chỉ trích. Ảnh: Instagram.

Vào năm 2016, em út trong số sáu anh em của cô, Waseem Azeem, đã siết cổ Baloch khi đang ngủ và gọi đây là một vụ hành quyết vì danh dự. Lúc đó Baloch mới 26 tuổi. Azeem rất thờ ơ khi bị bắt và trả lời báo chí rằng: “Bạn biết chị ấy đang làm gì trên Facebook”.

Kim Kardashian Pakistan; Hanh quyet danh du; Phu nu Hoi giao; Ngoi sao mang xa hoi anh 2

Cuốn sách được ra mắt tháng 7/2019. Ảnh: New York Times.

Trong cuốn A Woman Like Her, một tác phẩm báo chí điều tra mẫu mực, tác giả Sanam Maher đi sâu vào câu chuyện về một người phụ nữ bị hiểu lầm cả khi chết cũng như khi sống. Maher cho rằng Waseem Azeem và các cộng sự đã giết Qandeel Baloch nhưng họ không hành động một mình.

Nữ tác giả đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn, với gia đình Baloch, các phương tiện truyền thông, các tu sĩ Hồi giáo, nhà hoạt động nữ quyền, chuyên gia về tội phạm mạng, để lên án những người đã hân hoan với vụ giết hại Baloch.

Thân thế đau khổ của nữ ngôi sao mạng xã hội Pakistan

Trong các video của mình, Baloch thường nói giọng Mỹ. Cô tự nhận là con gái được nuông chiều của một địa chủ giàu có. Tuy nhiên, trước khi cô chết, danh tính thực sự của cô đã được tiết lộ và một thực tế hoàn toàn khác đã lộ ra.

Baloch đến từ một ngôi làng nghèo ở tỉnh Punjab, Pakistan. Năm 17 tuổi, cô kết hôn với em họ của mẹ mình. Anh ta đánh đập và hành hạ Baloch. Cô cùng con trai nhỏ đã phải trốn đến một khu nhà tạm dành cho phụ nữ. Bố mẹ đã nài nỉ cô trở về với chồng. Chỉ khi mẹ Baloch chỉnh trang lại thi thể con gái cho tang lễ thì bà mới nhìn thấy điếu thuốc cháy dở trên tay cô.

Khi ở nhà tạm, Baloch đã giao đứa con của mình cho gia đình chồng. Cô nói với người giám sát: “Tôi cần có cuộc sống của riêng mình. Bất cứ điều gì tôi muốn làm, tôi không thể làm điều đó với một đứa trẻ bám lấy tôi. Tôi sẽ trở nên bất lực”.

Cánh cửa đầu tiên đưa cô đến với thế giới người nổi tiếng đã mở ra khi Baloch thử giọng cho chương trình Pakistan Idol năm 2013 và clip về sự kích động của cô sau khi bị từ chối đã lan truyền rộng rãi. Cô bắt đầu đăng nhiều video lên mạng thể hiện sự vui tươi, một chút dở hơi, kì quặc và thậm chí có cả sự gợi dục.

Những bình luận phía dưới bài đăng của cô mới thật sự kinh hoàng, đầy những lời lẽ đe dọa lạm dụng và giết người: “Nếu tôi thấy người phụ nữ này ở một mình, tôi sẽ giết cô ấy ngay tại chỗ” hay “Hãy tìm một khẩu súng và gửi cho tôi địa chỉ của cô ta”. Cô thường bất chấp những phản ứng này: “Yêu tôi hay ghét tôi, cả hai đều là sự ủng hộ đối với tôi”. Baloch đăng trên Facebook: “Nếu bạn yêu tôi, tôi sẽ luôn ở trong tim bạn. Nếu bạn ghét tôi, tôi sẽ luôn ở trong tâm trí bạn”.

Vào mùa xuân năm 2016, Baloch xuất hiện trong một chương trình hài kịch với giáo sĩ Abdul Qavi. Vài tháng sau, cô đăng ảnh họ ở cùng nhau trong một phòng khách sạn, cô đội mũ lưỡi trai của anh cùng dòng tweet: “Yayyyy. Có khoảnh khắc đáng nhớ với #mufti Abdul Qavi”.

Kim Kardashian Pakistan; Hanh quyet danh du; Phu nu Hoi giao; Ngoi sao mang xa hoi anh 3

Bức ảnh cô chụp cùng giáo sĩ Abdul Qavi được đăng trên trang Instagram của Baloch. Ảnh: Instagram.

Truyền thông Pakistan lúc đó gần như nổ tung và danh tính thực sự của Baloch đã bị phát hiện và công khai. Đã có những đồn đoán về fatwa (sắc lệnh Hồi giáo cho phép người thân tìm và giết kẻ đã “phạm thượng” với đạo Hồi). Baloch từng chia sẻ một cách sợ hãi về những người anh em của mình và lo lắng rằng cô có thể phải tìm cách sống chui lủi. Một tháng sau đó, cô ấy đã chết.

Cuốn sách của Maher không chỉ là về Baloch mà còn là một một câu chuyện rộng lớn hơn về xã hội Pakistan, khi truyền thông xã hội là một cánh cửa để nhiều người dám thể hiện sự tự do dù điều đó còn mâu thuẫn với xã hội bảo thủ. Maher bày tỏ: “Tại sao câu chuyện của cô ấy lại nhận được sự quan tâm lớn như vậy? Tại sao chúng ta vẫn bị cô ấy mê hoặc và khi chúng ta xem video của cô ấy hoặc xem bức ảnh mới nhất của cô ấy, hình ảnh của cô ấy phản chiếu lại với chúng ta điều gì?”

Giải mã người đứng sau ngành công nghiệp điện ảnh tỷ đô toàn cầu

Cuốn sách “Robert Paul and the Origins of British Cinema” viết về một nhân vật khó nắm bắt nhưng rất quan trọng trong lịch sử thời kì đầu của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm