Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay có thể rất lâu

Giám đốc điều hành của AirAsia Tony Fernandes cho biết hãng sẽ mở cuộc điều tra toàn diện một khi tìm thấy xác chiếc máy bay QZ8501.

Tổng thống Indonesia Widodo lên máy bay quân sự C-130 trên vùng trời nơi tìm thấy mảnh vỡ QZ8501. Ảnh: Twitter
Tổng thống Indonesia Widodo lên máy bay quân sự C-130 trên vùng trời nơi tìm thấy mảnh vỡ QZ8501. Ảnh: Twitter

Nói về thông tin chiếc máy bay có thể đã nâng độ cao để tránh thời tiết xấu dù không được cho phép, ông Fernandes xác nhận phi công đã yêu cầu thay đổi kế hoạch bay vì mây vũ tích, tuy nhiên ông nói thêm: “Chúng tôi không muốn giả định liệu thời tiết có phải là một yếu tố (liên quan đến vụ việc). Chúng tôi thật sự không biết”.

Dù vậy, câu trả lời cho vụ QZ8501 có thể sẽ phải chờ đợi rất lâu và giới chuyên gia cho biết việc tìm thấy mảnh vỡ chỉ là bước đầu trong một quá trình kéo dài. Thủ tướng Australia Tony Abbott trước đó đã khẳng định trường hợp của QZ8501 không bí ẩn như vụ mất tích MH370 hay tàn bạo như việc chiếc MH17 bị bắn hạ.

Tuy nhiên trước khi có kết quả chính thức sẽ không tránh khỏi việc các giả thuyết tràn ngập trên mạng. Hầu hết chuyên gia hàng không tin rằng yếu tố thời tiết không thể bỏ qua trong vụ tai nạn của QZ8501.

“Nhưng đó là yếu tố hàng đầu hay phụ thì chúng ta chưa thể biết được. Có thể có nhiều yếu tố”, cố vấn hàng không người Indonesia Gerry Soejatman nhận định trên Twitter.

Một số khác cho rằng chiếc máy bay có thể gặp sự cố khi bay quá chậm trong quá trình nâng độ cao. Viên phi công 35 năm kinh nghiệm Shakti Lumba cho rằng sấm chớp có thể làm hệ thống tính toán tốc độ an toàn trên máy bay hoạt động sai. “Một khi bị trục trặc, máy tính sẽ nhập vào dữ liệu sai và đưa ra kết quả sai”, ông Lumba giải thích.

Thực tế là hôm 13/12, Cơ quan An toàn hàng không châu Âu từng cảnh báo phi công và hãng hàng không về khả năng xảy ra trường hợp trên và đưa ra giải pháp tạm thời là sửa đổi hệ thống tính toán của máy bay. Một vấn đề gây tranh cãi khác là nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp, lẽ ra phi công đã phải gọi hỗ trợ khẩn cấp.

“Đây là một tiến trình chuẩn khi xảy ra trường hợp khẩn cấp”, nhà phân tích Mary Schiavo nói. Nhưng nhà điều tra tai nạn Alan Diehl cho rằng trong những tình huống nguy cấp, phi công thường không gọi hỗ trợ mà tự giải quyết vấn đề.

Yếu tố khủng bố cũng không bị loại trừ, tuy nhiên đến nay các nhà chức trách không đề cập khả năng này. “Cho đến khi tìm thấy hộp đen, chúng ta không thể biết điều gì đã xảy ra”, cựu phi công giàu kinh nghiệm Bill Savage bình luận. Cho đến nay hộp đen vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc điều tra các tai nạn hàng không.

Trong vụ tai nạn của chuyến bay 447 của hãng Air France cách đây năm năm trên Đại Tây Dương, phải mất đến hai năm để tìm thấy hộp đen. Tuy nhiên đó là chưa kể đến yếu tố các thông tin trong hộp đen có thể bị hủy hoặc không thể truy xuất.

Cũng có những trường hợp điều tra kéo dài cả thập kỷ, điển hình như chuyến bay 990 của EgyptAir rơi ngoài khơi Massachusetts (Mỹ) năm 1999 làm 217 người thiệt mạng đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân tai nạn.

Lực lượng cứu hộ tiếp cận thi thể nổi trên mặt biển

Nhân viên cứu hộ cho biết họ thấy những người nổi trên mặt nước như đang vẫy tay nhưng khi tới gần thì tất cả đã chết.

 

 

Tại sao máy bay cần lắp hệ thống truyền dữ liệu trực tuyến?

Hệ thống thông tin trực tuyến về chuyến bay là một trong số các giải pháp về công nghệ hàng không, giúp hạn chế những tai nạn có thể xảy ra với phi cơ.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141231/dieu-tra-nguyen-nhan-co-the-rat-lau/693123.html

Theo Trần Phương/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm