Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điều thị trường dầu lãng quên

Giá dầu đang giảm mạnh vì triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi. Nhưng theo IEA, thị trường sẽ sớm rơi vào tình trạng khan hiếm, với cung vượt cầu 2 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Theo CNBC, thị trường dầu vẫn đang chịu sức ép lớn. Nhưng hôm 16/5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng thị trường đã phớt lờ triển vọng nhu cầu tăng mạnh và tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Sau sự sụp đổ của các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, tình trạng bất ổn trong lĩnh vực tài chính đã thiêu rụi niềm tin của các nhà đầu tư. Họ thận trọng hơn đối với những khoản đầu tư rủi ro, trong đó có dầu mỏ.

gia xang anh 1

Giá dầu giảm mạnh trong vòng một năm qua. Ảnh: Trading Economics.

Nguy cơ khan hiếm

Trong năm nay, giá tăng vọt sau khi một số thành viên OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh) tuyên bố cắt giảm 1,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nhưng toàn bộ mức tăng đã bị xóa sạch. Kịch bản giá dầu chạm ngưỡng 100 USD/thùng cũng trở nên xa vời.

Giá dầu Brent kỳ hạn (giao tháng 7) ở mức 75,14 USD/thùng, giảm nhẹ so với mức đóng cửa hôm 15/5.

Sự bi quan trên thị trường hiện tại hoàn toàn trái ngược với tình trạng khan hiếm trên thị trường, mà chúng tôi tin rằng sẽ xảy ra vào cuối năm nay, khi nhu cầu dự kiến vượt cung 2 triệu thùng/ngày

IEA

Trong báo cáo mới nhất, IEA cho rằng "những lo ngại kéo dài về sự chững lại của ngành công nghiệp và lãi suất tăng cao khiến viễn cảnh suy thoái đang đến gần hơn". Kéo theo đó là tâm lý bi quan đối với tăng trưởng trong nhu cầu dầu thô.

Cơ quan này tin rằng đà giảm trên thị trường dầu cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đã lung lay. Họ thậm chí phớt lờ thực tế là cầu chuẩn bị vượt quá cung.

"Sự bi quan trên thị trường hiện tại hoàn toàn trái ngược với tình trạng khan hiếm trên thị trường, mà chúng tôi tin rằng sẽ xảy ra vào cuối năm nay, khi nhu cầu dự kiến vượt cung 2 triệu thùng/ngày", IEA cảnh báo.

Cơ quan này cũng nâng dự báo nhu cầu dầu lên 102 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 200.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Cầu sẽ tăng mạnh

Theo dự báo của IEA, cầu sẽ vượt quá cung kể từ quý này. Đây là lần đầu tiên thị trường rơi vào tình trạng khan hiếm kể từ đầu năm ngoái. Mức chênh lệch dự kiến tăng lên 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.

Theo lập luận của IEA, Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - sẽ chiếm tới 60% tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trong năm nay.

Tháng 3 vừa qua, tiêu thụ dầu thô của Bắc Kinh đã vọt lên mức cao chưa từng có, 16 triệu thùng/ngày.

Trong báo cáo được công bố hôm 11/5, OPEC cũng thừa nhận rằng trong tương lai, nhu cầu dầu đối với hầu hết sản phẩm tại Trung Quốc sẽ tăng lên. Hoạt động di chuyển nội địa và hàng không trong nước đã phục hồi lên gần 80% so với mức trước đại dịch.

Trước đó, Nhà Trắng và IEA đã chỉ trích quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện hồi tháng 4 của OPEC+. Động thái này sẽ gây sức ép về giá lên người tiêu dùng và khiến bài toán lạm phát của các ngân hàng trung ương càng thêm hóc búa.

Trở lại với hiện tại, dầu thô thế giới vẫn đang được giao dịch ở mức thấp vì triển vọng kinh tế u ám của Mỹ. Trong khi đó, đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dường như vẫn chưa đủ mạnh mẽ.

Năm ngoái, nhu cầu dầu thô tại Trung Quốc đã giảm mạnh. Các biện pháp chống dịch gắt gao cản trở những hoạt động như sản xuất, vận chuyển và du lịch, từ đó kéo tụt nhu cầu đối với nhiên liệu.

Còn ở Mỹ, tăng trưởng kinh tế và việc làm đang hạ nhiệt sau các đợt tăng lãi suất điều hành dồn dập của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Giới quan sát lo ngại rằng với những tác động từ lãi suất tăng cao, nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giới

Chủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển.

Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng không

Khi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 

Ky vong tin dung cuoi nam hinh anh

Kỳ vọng tín dụng cuối năm

0

Dù tăng trưởng tín dụng quý I thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, các chuyên gia cho rằng tín dụng sẽ tích cực hơn vào nửa cuối năm để đóng góp vào đà tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm