Trong cuốn sách này, Darwin lập luận rằng cảm xúc là một sản phẩm có lợi của quá trình tiến hóa và do đó các loài khác nhau đều có. Ông cũng tin rằng các loài giữ được khả năng cảm xúc trong quá trình tiến hóa vì chúng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, giúp tăng khả năng sinh tồn của loài.
Theo Darwin, mỗi cảm xúc quan trọng cho sự sinh tồn đã phát triển một kiểu biểu hiện rất cụ thể. Ở loài người, hai loại biểu cảm quan trọng với cách các sự kiện gần đây đã mã hóa trong hồi hải mã được chuyển đến vỏ não để lưu trữ lâu dài.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Forbes. |
Thẩm định và Cảm xúc
Magda Arnold đưa khái niệm thẩm định vào lập luận chứng minh điều gì khiến một kích thích khơi dậy cảm xúc. Cách tiếp cận của bà có ảnh hưởng lớn và được một số nhà nghiên cứu khác áp dụng vào những năm 1960. Ví dụ, nhà tâm lý học Richard Lazarus đã áp dụng nó vào nghiên cứu của ông về stress và cách đối phó.
Lazarus lập luận rằng phản ứng cảm xúc của mọi người trong một tình huống căng thẳng phụ thuộc vào cách giải thích hoặc “thẩm định” của họ về tình huống đó, hơn là vào chính tình huống đó. Nếu mọi người xem một bộ phim kinh dị, phản ứng cảm xúc của họ sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách diễn giải của họ về cảnh xuất hiện.
Joseph Speisman, Richard Lazarus và Arnold Mordkoff đã chứng minh quá trình này trong một nghiên cứu nổi tiếng mà họ công bố năm 1964. Người tiến hành thí nghiệm cho những người tham gia xem những cảnh phim ghê rợn. Một số người tham gia đã nghe một bản nhạc làm nổi bật thêm cảnh đẫm máu, trong khi những người khác nghe những bản nhạc làm giảm thiểu cảnh đẫm máu hoặc lý trí hóa chúng (tức tự nói cho bản thân đó chỉ là diễn xuất).
Những người được nghe nhạc phim làm nổi bật thêm cảnh kinh hoàng có mức độ kích thích hệ thần kinh tự chủ cao hơn (được đo bằng độ dẫn điện của da) so với những người khác. Kết quả này nói lên rằng những cách diễn giải khác nhau về cùng một cảnh hình ảnh có thể tạo ra những phản ứng cảm xúc khác nhau - mặc dù những cách diễn giải đó được thực hiện bởi những người biên tập nhạc phim chứ không phải bởi bản thân những người tham gia.
Tuy nhiên, thẩm định là khái niệm ít mang tính nhận thức hơn mọi người nghĩ. Các nhà nghiên cứu thẩm định Craig Smith và Richard Lazarus đã mô tả chúng là “nhận thức nóng”, tức là các quá trình trí óc được thúc đẩy bởi cảm xúc và ham muốn. Họ tin rằng thẩm định thực ra là đánh giá, và kiểu đánh giá đó khá giống với phản ứng cảm xúc cơ bản, chẳng hạn như thích hoặc không thích cái gì.
Lazarus và Smith cũng coi thẩm định là quá trình xử lý thông tin. Thẩm định là bước cuối cùng xảy ra trước khi một cảm xúc được khơi gợi. Do đó, nó là một phần của quá trình xử lý thông tin kích thích nhưng không phải là một phần của bản thân cảm xúc.
Xã hội và cảm xúc
Vào những năm 1980, một quan điểm hoàn toàn mới được gọi là chủ nghĩa kiến tạo xã hội đã đẩy cơ sở của cảm xúc ra xa sinh học và hoàn toàn vào hướng nhận thức (nơi hoạt động trong vỏ não chịu trách nhiệm tạo ra cảm xúc).
Theo thuyết kiến tạo xã hội, cảm xúc là sản phẩm của các quy tắc và kịch bản nhận thức (cách chúng ta nhớ các sự kiện và xâu chuỗi chúng thành câu chuyện) mà một xã hội tạo ra để dự đoán các phản ứng đối với các sự kiện. Quy tắc và kịch bản xác định cách con người ta diễn giải các sự kiện và chúng báo hiệu loại phản ứng cảm xúc nào là phù hợp và loại nào không.
Theo đó, cảm xúc là hiện tượng nhận thức, và nhà tâm lý học James Averill minh họa quan điểm đó bằng ví dụ về sự tức giận. Các xã hội khác nhau đã phát triển các quy tắc rõ ràng về sự phù hợp của các phản ứng tức giận đối với những người đã gây hại. Ví dụ, ở các nền văn hóa phương Tây, sự tức giận thường được coi là không phù hợp khi hậu quả là không tránh khỏi hoặc do người làm không cố ý. Averill đã sử dụng một số ví dụ từ các xã hội khác nhau để chứng minh quan điểm của mình.
Một ví dụ từ New Zealand mô tả hành vi khá cực đoan, bị xem là không thể chấp nhận được ở các nền văn hóa phương Tây nhưng lại được chấp nhận trong cộng đồng có liên quan - cộng đồng của người Gururumba. Đó là bởi vì các kịch bản nhận thức mà họ sử dụng để hiểu hành vi, những thứ được cộng đồng chấp nhận, lại rất khác so với các kịch bản của các xã hội phương Tây.
Bình luận