Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điện tái tạo có thể bán trực tiếp không qua EVN

Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Nhiều doanh nghiệp lớn mòn mỏi chờ cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp (DDPA). Dự thảo dự kiến trình Chính phủ trước ngày 30/4.

Theo đó, trong dự thảo này, Bộ đề xuất doanh nghiệp sản xuất có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) có hoặc không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Cụ thể, các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp bao gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng (không qua lưới điện quốc gia) hoặc qua lưới điện quốc gia.

Nếu mua bán điện qua lưới điện quốc gia thì đơn vị phát điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện với EVN (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) và bán toàn bộ điện năng sản xuất lên thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo quy định.

Ngoài ra, khách hàng sử dụng điện lớn ký hợp đồng mua bán điện với tổng công ty điện lực, công ty điện lực để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng theo quy định; đơn vị phát điện ký hợp đồng kỳ hạn với khách hàng sử dụng điện lớn để quản lý rủi ro.

Đối với trường hợp mua điện trực tiếp qua đường dây riêng, tổ chức, cá nhân sẽ không bị giới hạn các điều kiện về công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối. Hợp đồng mua bán và giá điện sẽ do hai bên tự thỏa thuận.

Với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, bên mua và bán đàm phán, thỏa thuận qua hợp đồng kỳ hạn có giá.

Trong giai đoạn đầu, cho phép đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Giai đoạn tiếp theo, tiếp tục mở rộng loại hình công nghệ phát điện khác căn cứ theo nhu cầu của khách hàng, đơn vị phát điện và tình hình phát triển hệ thống điện và thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Khách hàng sử dụng điện lớn trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp theo quy định khi đáp ứng đủ các điều kiện như chấm dứt hợp đồng với đơn vị bán lẻ.

Trước đó, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy đang có khoảng 20 doanh nghiệp lớn cũng mong muốn mua điện trực tiếp với tổng nhu cầu là gần 1.000 MW, trong đó nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tham gia cơ chế DPPA như Samsung, Nike...

Đa số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn với tổng sản lượng điện tiêu thụ bình quân lên đến 1 triệu kWh mỗi tháng, sử dụng cấp điện áp 22kV trở lên. Trong khi đó, có 24 dự án năng lượng tái tạo với công suất 1.773 MW muốn bán điện qua cơ chế DPPA, 17 dự án có công suất 2.836 MW cân nhắc tham gia.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Giá điện 2 thành phần mới ở bước nghiên cứu thí điểm

Theo Cục Điều tiết Điện lực, việc áp dụng giá điện 2 thành phần mới ở bước nghiên cứu thí điểm thông qua dữ liệu đo đếm từ công tơ và không ảnh hưởng tới tiền điện của khách hàng.

Cho phép bán điện mặt trời mái nhà dư thừa lên lưới điện quốc gia

Theo Bộ trưởng Công Thương, các nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm. 

Lào đề nghị bán điện cho Việt Nam giá từ 6,95 cent/kWh

Hiện, giá điện mua từ Lào đến năm 2025 là 6,95 cent/kWh, nhưng khung giá sau năm 2025 chưa có. Thủ tướng Lào đề nghị giá bán cho Việt Nam sẽ không thấp hơn mức giá hiện tại.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm