Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Diện mạo những người giàu có ở Việt Nam 150 năm trước qua ảnh

Là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn, Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về Việt Nam, trong đó có chân dung những người giàu có.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 1

Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã giới thiệu đôi nét về tiểu sử và tác phẩm của Émile Gsell (1838-1879) - nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Ông Hiệp cho biết Émile Gsell chụp nhiều hình ảnh về cảnh quan, đời sống, chân dung con người ở vùng đất này và các nơi khác ở Việt Nam, trong đó có nhiều ảnh (chụp khoảng những năm 1875-1879) chụp chân dung những người giàu có. Trong ảnh là một người đàn ông có của ăn của để ở miền Bắc. Ông ta mặc áo dài khăn đóng đen truyền thống, móng tay để dài. Bên cạnh là 2 người hầu (tiểu đồng) quạt và châm thuốc nước.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 2

Bàn tay của một người An Nam giàu có. Quan niệm của người xưa về sự quyền quý, cao sang là người không phải “động chân, động tay”, tức mọi việc nặng nhọc đều sai khiến người khác. Cộng với quan niệm của một số nho sĩ cho rằng thân thể mình là do tạo hoá và cha mẹ ban cho, do vậy phải gìn giữ tất thảy cái gì có thể gìn giữ được. Do vậy mà nảy sinh một tục của giới mày râu là để móng tay dài, không cắt ngắn. Những móng tay để dài đến mức nó cuộn tròn khiến bàn tay khó có thể cầm nắm hoặc làm việc gì nặng nhọc là cách thể hiện quan niệm và địa vị của mình. Đương nhiên vì không thể tuyệt đối không sử dụng bàn tay, nên thông thường người ta chỉ để móng tay của bàn tay trái, còn bàn tay phải thì ít nhất cũng phải dùng để cầm cây bút hay sử dụng trong một vài sinh hoạt cá nhân.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 3

Chân dung một vị chức sắc trong trang phục áo dài khăn đóng đen truyền thống. Trang phục, và các phụ kiện khác cho thấy đẳng cấp của ông ta trong xã hội. Ngoài ra, chiếc huy chương của Pháp mà ông ta đang đeo còn cho thấy ông ta là tay sai cho chính quyền thuộc địa.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 4

Chân dung một học giả mặc khăn xếp truyền thống của Bắc Kỳ. Trang phục và những tấm thư pháp ở phía sau, khẳng định phần nào về địa vị của của ông ta.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 5

Chân dung người phụ nữ Việt Nam. Nhìn ảnh chúng ta có thể đoán rằng cô ta xuất thân khá giả bởi những nữ trang (nhẫn, vòng tay, dây chuyền) cô mang trên người và những họa tiết cầu kỳ trên chiếc áo dài.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 6

Chân dung sáu vị chức sắc mặc áo dài. Áo dài của nhân vật bên trái, phía trước có trang trí hoa văn (chữ Nho).

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 7

Chân dung một chức sắc. Ở góc trái phía trên của bức ảnh có dòng chữ viết tay “Riche vietnamien” (người Việt Nam giàu có).

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 8

Chân dung một vị chức sắc trong trang phục áo dài khăn đóng đen truyền thống. Những huy chương mà ông ta đeo, là của Pháp, điều này cho thấy ông ta là tay sai của chính quyền thuộc địa.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 9

Chân dung một vị chức sắc trong trang phục áo dài khăn đóng đen truyền thống. Có thể thấy móng tay ông ta để tương đối dài.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 10

Bức ảnh này có tên: "Người phụ nữ An Nam giàu có". Cô đang cầm trên tay trái chiếc nón. Sự giàu có của cô được thể qua trang phục và những nữ trang đi kèm.

Nhiep anh gia  Emile Gsell anh 11

Ảnh chân dung một người Hoa giàu có ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Phong cảnh, con người miền Nam 150 năm trước qua ảnh

Một số địa danh, nhân vật nổi tiếng của miền Nam 150 năm trước có trong bộ sưu tập ảnh của bác sĩ Pháp J.C. Baurac.

Ảnh Việt Nam xưa của các nhiếp ảnh gia tiên phong

Emile Gsell, Jonh Thomson, Aurélien... là những nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Qua tác phẩm của họ, ta hiểu hơn lịch sử nhiếp ảnh nước ta ở giai đoạn đầu.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm