Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điểm danh loạt ‘người cũ’ quay lưng chỉ trích Facebook

Người đồng sáng lập Chris Hughes là cái tên mới nhất trong danh sách hàng loạt cựu lãnh đạo, quản lý tại Facebook lên tiếng phản đối mạng xã hội này.

Tuần qua, Chris Hughes gây chú ý khi đăng tải bài viết dài nêu quan điểm cần “xé nhỏ” Facebook để giảm quyền lực của mạng xã hội này. Ông Chris Hughes là bạn cùng phòng của CEO Mark Zuckerberg, góp sức cùng Zuckerberg trong thời gian đầu của Facebook.

Chris Hughes không phải là người duy nhất từng đóng vai trò quan trọng tại Facebook lên tiếng phản đối mạng xã hội này. Danh sách này bao gồm cả những kỹ sư quan trọng lẫn những nhà sáng lập công ty từng được Facebook mua lại.

Một loạt ‘người cũ’ lên tiếng

Chris Hughes từng là bạn thân của Mark Zuckerberg, và đến giờ ông vẫn nhận định Zuckerberg là “một người tốt bụng”. Tuy nhiên, Hughes tiết lộ “rất giận dữ bởi Mark quá tập trung vào sự tăng trưởng của Facebook đến nỗi hy sinh sự bảo mật và lịch sự để có thêm lượt click”.

Justin Rosenstein, cựu kỹ sư Facebook là người đã sáng tạo ra nút “thích”. Roenstein gia nhập Facebook từ sớm, và rời công ty vào năm 2008 để lập nên Asana cùng Dustin Moskowitz, một đồng sáng lập khác của Facebook.

vi sao mot loat cuu nhan vien phan doi Facebook anh 1
Justin Rosenstein là kỹ sư trực tiếp làm việc để tạo nên nút "thích" trên Facebook. Ảnh: Getty.

Năm 2017, Rosenstein thể hiện quan điểm nút like cũng như nhiều chức năng khác của mạng xã hội đã bị lạm dụng trên Guardian:

“Một điều phổ biến là con người sáng tạo ra những thứ với mục đích tốt nhất, nhưng về sau nó lại được sử dụng cho những mục đích tiêu cực, không như ban đầu”.

Leah Pearlman, người cùng Rosenstein tạo ra nút “thích” cũng thể hiện quan điểm lo ngại về khả năng đánh giá độ tin cậy của một người thông qua mạng xã hội sau khi xem một tập phim “Black Mirror”.

“Tôi xem tập phim khoảng 1 tháng trước, và ý tưởng đó vẫn thường xuyên ám ảnh tôi, bởi sự thật cũng chỉ khác biệt một chút”.

Chamath Palihapitiya, một cựu lãnh đạo tại Facebook cũng cho rằng việc lên mạng xã hội sẽ có ảnh hưởng tới tâm lý người dùng.

“Hiệu ứng hưng phấn ngắn hạn mà chúng ta tạo ra đang phá vỡ quy tắc hoạt động của xã hội”, Palihapitiya chia sẻ cuối năm 2018.

vi sao mot loat cuu nhan vien phan doi Facebook anh 2
Chamath Palihapitiya từng cảnh báo về những tính năng có thể dẫn đến bê bối Cambridge Analytica, nhưng không được quan tâm. Ảnh: Getty.

Sandy Parakilas, một cựu quản lý trong bộ phận vận hành của Facebook là người lên tiếng cảnh báo hậu quả khi để cho những nhà phát triển can thiệp quá nhiều. Điều đó đã dẫn đến vụ bê bối Cambridge Analytica năm 2018. Ông cho rằng hai vị lãnh đạo cao nhất của Facebook đã không thèm quan tâm những cảnh báo của ông.

“Tôi khá chắc là Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg không hề đánh giá những gì tôi đã làm. Tôi sẽ không dừng lại cho đến khi công ty phải làm hết sức để bảo vệ những cuộc bầu cử”, ông Parakilas nói trên Business Insider.

Chris Cox, cựu giám đốc sản phẩm và từng được đánh giá là nhân vật quan trọng thứ 3 của Facebook, cũng từng úp mở rằng mình rời Facebook vì những khác biệt trong định hướng.

Antonio Garcia Martinez, người từng làm việc trong mảng quảng cáo tại Facebook bày tỏ quan điểm thẳng thắn về vụ Cambridge Analytica. Từng là quản lý chức năng quảng cáo hướng đối tượng, ông Martinez cho rằng Mark Zuckerberg đã không thật lòng, còn Facebook “hoàn toàn dối trá” khi cho rằng công ty không thể nhắm đến những người dùng đang có cảm xúc tiêu cực.

Người ngoài cuộc phản đối

Bên cạnh những người từng làm việc tại Facebook, nhiều cá nhân từng đóng vai trò dẫn dắt Mark Zuckerberg cũng lên tiếng về tình trạng của công ty này. Ông Roger McNamee, một nhà đầu tư thời kỳ đầu và người dẫn dắt Mark Zuckerberg cho rằng Facebook đã bị “những kẻ xấu” lợi dụng, và có thể “trở nên độc hại”.

vi sao mot loat cuu nhan vien phan doi Facebook anh 3
Sean Parker, chủ tịch đầu tiên của Facebook cũng tỏ ra thận trọng với tác động của mạng xã hội này. Ảnh: Getty.

Sean Parker, chủ tịch đầu tiên và là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook, cũng từng cảnh báo “chỉ có Chúa mới biết Facebook đang tác động tới trí não của con em chúng ta thế nào”. Ông cho rằng Facebook được thiết kế để khai thác những “điểm yếu” của con người, như với nút “thích”.

Là những người sáng lập của WhatsApp, Brian ActonJan Koum gia nhập Facebook sau khi công ty của họ được mua lại. Tuy nhiên đến nay cả hai đã rời đi. Brian Acton từng kêu gọi mọi người “xóa Facebook”, tạo nên một trào lưu trên Twitter.

Kevin SystromMike Krieger, hai nhà sáng lập của Instagram cùng lúc rời khỏi Facebook vào tháng 9/2018. Khi được hỏi về lý do ra đi, Systrom chỉ nói đơn giản. “Chẳng có ai lại rời một công việc tuyệt vời đúng không? Làm việc rất vất vả”, ông nói vào năm 2018.

Sau 996, Jack Ma lại khuyên nhân viên thường xuyên làm 'chuyện ấy'

Phát biểu trước hàng trăm cặp vợ chồng mới cưới là nhân viên tại Alibaba, Jack Ma cho rằng họ cần làm việc chăm chỉ và cũng nên "yêu hết mình".


Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm