Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điểm đặc biệt bên trong dinh Tổng lãnh sự Pháp ở TP.HCM

Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP.HCM ngày 17/9 mở cửa đón hơn 1.000 khách tham quan tư dinh tròn 150 tuổi trong khuôn khổ Ngày Di sản châu Âu 2022.

Buổi tham quan với tâm điểm tập trung ở khu vực phòng khách của dinh thự. Đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện của Tổng lãnh sự quán Pháp.

Các tác phẩm trang trí, gốm sứ, đồ nội thất có từ thời nhà Nguyễn và các hiện vật tâm linh cũng được được bố trí hài hòa với các tác phẩm nghệ thuật mang hơi hướm phương Tây.

Theo bà Emmanuelle Pavillon Grosser, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM, là một dinh thự Pháp ở một nước phương Đông, cách bày trí của Dinh Tổng lãnh sự Pháp cần đảm bảo sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây.

dinh tong lanh su phap anh 1

Khách tham quan xem tranh sơn mài "Đám rước" của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, được vẽ vào năm 1939. Ảnh: Trần Hoàng.

“Phía Pháp định kỳ cũng cử các chuyên gia đến các dinh thự Pháp trên khắp thế giới để đánh giá hiện trạng và tiến hành bảo quản, đề xuất sắp xếp các hiện vật này”, bà nói.

Bà Emmanuelle Pavillon Grosser cũng cho biết điều làm cho đợt tham quan này trở nên đặc biệt là do chỉ được tổ chức một lần trong năm.

dinh tong lanh su phap anh 2

Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM Emmanuelle Pavillon Grosser. Ảnh: Trần Hoàng.

“Tại Pháp trong khuôn khổ ngày hội, các công trình kiến trúc hành chính như Điện Elysees - nơi ở và làm việc của tổng thống Pháp, tòa nhà của Bộ Ngoại giao Pháp cũng chỉ mở cửa một lần trong năm vào thời gian này”, bà Grosser cho biết.

Dinh Tổng lãnh sự Pháp được các kỹ sư Hải quân xây dựng vào năm 1872, cùng thời với các công trình tiêu biểu khác của TP.HCM như Dinh Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà.

Từ năm 1975, tòa nhà chính thức trở thành Tư dinh của các Tổng Lãnh sự Pháp.

dinh tong lanh su phap anh 3

Phòng ăn lớn của dinh thự, với bàn ăn được trình bày theo kiểu Pháp. Ảnh: Trần Hoàng.

Những ngày Di sản châu Âu là một sáng kiến của Pháp. Sự kiện này diễn ra lần đầu tiên vào năm 1984, theo ý tưởng của Bộ Văn hóa Pháp. Từ năm 1985, Hội đồng châu Âu đã quyết định mở rộng sự kiện này ra toàn Liên minh châu Âu.

Céline Nhã Nguyễn: Vinh dự khi được cắm cờ Việt Nam trên đỉnh Everest

Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM Emmanuelle Pavillon-Grosser bày tỏ bà rất “ngưỡng mộ” Céline Nhã Nguyễn, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest.

Hồng Sơn, Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm