Đây là kế hoạch mở rộng quy mô dịch vụ lớn nhất từ khi UPS My Choice được triển khai áp dụng. Trong đó, UPS My Choice đã chính thức có mặt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ, Caribbean và vùng Nam Trung Mỹ, Trung Đông và châu Đại Dương.
Việc mở rộng dịch vụ này sẽ giúp cho khách hàng nâng cao trải nghiệm hiển thị thông tin lô hàng gửi đến 96 quốc gia và lãnh thổ mới, cùng khả năng kiểm soát, thay đổi thời gian và địa điểm giao hàng linh động theo yêu cầu. Nhờ đó, người tiêu dùng và người nhận hàng bận rộn trên khắp thế giới có thể theo dõi, sắp xếp lịch trình và chuyển hướng gói hàng của họ - đến đúng ngày giờ, ngay cả trong mùa lễ giao hàng cao điểm. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể trải nghiệm dịch vụ giao nhận nhanh hơn và đáp ứng nhu cầu tốt hơn.
UPS My Choice đã có mặt tại 112 quốc gia. |
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, UPS My Choice đã ra mắt tại 13 thị trường gồm: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Đây là chiến dịch mở rộng dịch vụ tầm cỡ nhất kể từ khi UPS bắt đầu triển khai dịch vụ này từ 7 năm trước, đánh dấu bằng sự kiện UPS My Choice vượt mốc 52 triệu thành viên trên toàn cầu. Sự kết hợp về cả quy mô và địa lý này đem đến cho người bán hàng trực tuyến lợi thế khác biệt trong xu thế mua sắm xuyên biên giới đang ngày càng phổ biến.
Bà Chika Imakita, Giám đốc Marketing khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, chia sẻ: “Thương mai điện tử tại Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 35% và doanh thu bán lẻ trực tuyến được kì vọng sẽ đạt mức 10 tỷ USD vào năm 2020. Với sự tăng trưởng này, người tiêu dùng sẽ đặt ra yêu cầu về trải nghiệm mua sắm trực tuyến ngày càng cao, như cần nhiều lựa chọn hơn, linh hoạt hơn và kiểm soát tốt hơn. UPS My Choice sẽ giúp các nhà bán lẻ trực tuyến mang đến trải nghiệm đó đến với khách hàng Việt, tạo ra sự khác biệt và tăng tỷ lệ mua hàng trở lại”.
UPS sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm khác biệt. |
Mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ UPS My Choice sẽ được nhận được thông báo tự động qua email và tin nhắn khi đơn hàng đang được vận chuyển, trước khi giao hàng một ngày và khi hàng đã được giao. Tại những quốc gia và lãnh thổ đã áp dụng các thay đổi lựa chọn giao hàng, người sử dụng có thể điều hướng gói hàng đến một địa chỉ khác, chọn giữ hàng hoặc lên lịch giao hàng vào một ngày khác thuận tiện hơn.
Quyết định mở rộng dịch vụ của UPS phản ánh tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử đến thương mại nội Á nói riêng và toàn cầu nói chung. Theo nghiên cứu của UPS, người tiêu dùng châu Á ngày càng mạnh dạn hơn trong việc mua sắm trực tiếp từ các nhà bán lẻ ở nước ngoài, với 55% người tham gia khảo sát cho biết họ đã thực hiện một hoặc nhiều giao dịch thương mại điện tử quốc tế trong vòng ba tháng gần đó.
“Tuy chức năng theo dõi bưu kiện của UPS đã có mặt hơn 25 năm qua, chúng tôi hiểu rằng người tiêu dùng ngày nay đang đặt kỳ vọng ngày càng cao về trải nghiệm mua sắm, cũng như tính linh hoạt, khả năng kiểm soát và sự thuận tiện”, ông Ross McCullough, Chủ tịch UPS khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
Ông nhận định: “Việc mở rộng hoạt động của dịch vụ UPS My Choice tại châu Á, cũng như tại các khu vực khác trên thế giới, sẽ trang bị cho cả người gửi hàng và người nhận hàng những công cụ cần thiết để quản lý lịch trình công việc và thời gian biểu cá nhân hiệu quả hơn, giúp các giao dịch trở nên đơn giản và dễ dàng cho với các bên liên quan. Ước tính, cứ 4 giây lại có một thành viên mới đăng ký sử dụng UPS My Choice, điều này cho thấy nhiều lợi ích giá trị dịch vụ đang mang lại cho người mua sắm trực tuyến”.
UPS là công ty nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực logistics, cung cấp các giải pháp chuyển phát nhanh bưu kiện và vận tải hàng hóa đa dạng, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và triển khai các công nghệ tiên tiến để quản lý hiệu quả hơn việc giao thương toàn cầu. Với trụ sở chính tại Atlanta (Mỹ), UPS phục vụ hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về công ty tại website ups.com, hoặc theo dõi @UPS_News trên Twitter.