Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch cúm tràn về miền Tây, vịt vẫn chạy đầy đồng

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay cả nước còn 60 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh. Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao.

Thông tin từ Chi cục Thú y TP.Cần Thơ, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 3 quận, huyện Ô Môn, Thới Lai và Phong Điền tại 5 hộ nuôi/4.198 gà vịt. Trong ảnh: Đàn đà của ông Lê Văn Lựu (ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, Châu Thành, Hậu Giang) chết ngổn ngang. Ông Lựu cho biết mỗi ngày phải mang tiêu hủy hàng chục con gà.

Ông Lưu Phước Hậu, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thú y TP.Cần Thơ, cho biết năm nay thời tiết lạnh kéo dài bất thường tạo điều kiện cho virus cúm gia cầm phát triển, lây lan. 
Vắc xin đang sử dụng có hiệu quả đối virus H5N1 nhánh 1.1 và 2.3.2.1A, nếu virus gây bệnh thuộc nhóm khác (2.3.2.1B, 2.3.2.1C) thì không tạo được miễn dịch cho gia cầm.
Công tác tiêm phòng cho gia cầm được triển khai rộng khắp các tỉnh miền Tây.
Dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp nhưng tình trạng buôn bán vẫn sôi động. Tại khu chợ gà, vịt Bà Bộ khá nổi tiếng ở miền Tây, nằm trên quốc lộ 91B dài khoảng 1km (thuộc Cần Thơ) có hàng trăm người bày bán gia cầm, tấp nập người mua.
Thương lái vô tư vận chuyển vịt từ tỉnh này sang tỉnh khác để bỏ mối.

Tại An Giang, hoạt động buôn bán gà sống vẫn diễn ra bình thường. Tại các chợ, người bán làm thịt gà tại chỗ với giá 15.000 đồng/con.
Thương lái chở trứng gia cầm đi bán.
Tại Đồng Tháp, người dân vẫn đưa vịt ra đồng. Theo tìm hiểu, nhiều đàn gia cầm tại đây chưa được tiêm phòng bệnh.
Cuối tháng 1/2014, tỉnh Đồng Tháp có một nạn nhân tử vong do nhiễu virus cúm gia cầm.
Theo Bộ NN-PTNT đầu năm 2014, nhánh virus 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng dẫn đến nhánh virus 2.3.2.1C xuất hiện.

Ngọc Trinh - Nguyễn Nhân

Bạn có thể quan tâm