'Địa ngục trần gian' bên trong thành trì cuối cùng của IS
Thứ năm, 19/10/2017 11:04 (GMT+7)
11:04 19/10/2017
Từ một thành phố tự do và trù phú, sau khi rơi vào tay khủng bố IS, Raqqa biến thành vùng đất hoang tàn, người dân sống trong cảnh bi đát, thiếu thốn và có thể mất mạng dễ dàng.
Sau 4 tháng giao tranh, nhóm đối lập do Mỹ hậu thuẫn chiếm được thành phố Raqqa, Syria từ tay phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Raqqa từng được coi là thành trì mang tính biểu tượng của nhóm khủng bố. Trong ảnh, binh sĩ thuộc Lực lượng dân chủ Syria (SDF) đang kiểm tra boongke của IS tại Raqqa hôm 17/10. Ảnh: Reuters.
Quang cảnh nhà tù mà IS xây bên dưới một sân vận động ở Raqqa. IS chiếm giữ thành phố này vào năm 2014, giữa lúc cuộc nội chiến Syria ở giai đoạn bùng nổ nhất, sau đó biến nơi đây trở thành "thủ đô" của cái mà chúng gọi là "Nhà nước Hồi giáo". Ảnh: Reuters.
Trước khi rơi vào tay những kẻ khủng bố, Raqqa là thành phố tự do bậc nhất, giàu có và trù phú. Tuy nhiên, dưới chế độ cai trị của IS, Raqqa biến thành “địa ngục trần gian”. Chúng áp đặt luật lệ nghiêm khắc, dùng các hình phạt như chặt đầu, đóng đinh và tra tấn để răn đe những người chống đối. Raqqa cũng là căn cứ để IS thu hút hàng nghìn tay súng đánh thuê từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Reuters.
Abu Ibrahim al-Raqqawi, một nhà hoạt động có tiếng, đã miêu tả những chi tiết hãi hùng về cuộc sống bên trong Raqqa, với những cuộc không kích, những vụ hành hình, ép hiến máu và cưỡng hôn với các tay súng IS. Ảnh: Reuters.
Đối với phụ nữ, al-Raqqawi nói thành phố Raqqa "giống một nhà tù lớn". Họ không được phép rời thành phố nếu họ chưa tới 45 tuổi. al-Raqqawi cho hay nhóm hoạt động của anh đã ghi nhận hơn 270 trường hợp các bé gái bị buộc kết hôn với các tay súng IS. Ảnh: Reuters.
Abu Muhammad, một nhà hoạt động khác cho biết ở Raqqa, IS trừng phạt người dân Syria bằng đủ thứ luật hà khắc, tước đi mọi thứ ở cuộc sống của họ. “Bạn thấy hàng dài người đứng trước các bếp cứu trợ bởi vì nghèo đói khủng khiếp, trong khi thành viên của tổ chức này (IS) ăn những loại thức ăn ngon nhất và khoác lác về bản thân và ‘Nhà nước’ của chúng trên các trang mạng xã hội”. Ảnh: Reuters.
Talal Silo, phát ngôn viên Lực lượng dân chủ Syria (SDF),
tuyên bố chiến dịch quân sự đã kết thúc tại Raqqa, nhưng thành phố vẫn chưa chính thức được giải phóng. “Tình hình đang được kiểm soát, chúng tôi sẽ sớm tuyên bố giải phóng Raqqa”, người này nói. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố chiến thắng chính thức ở Raqqa sẽ sớm được đưa ra sau khi thành phố được rà phá hết mìn và sạch bóng các phiến quân còn cố thủ, Reuters dẫn lời Talal Silo ngày 17/10. Ảnh: New York Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 16/10 cũng khẳng định chiến dịch chống khủng bố tại Syria đang dần đi đến hồi kết. Quân đội Nga cho biết quân đội chính phủ Syria dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu Nga đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Syria và hiện chỉ còn chưa đầy 8% diện tích nước này đang nằm trong tay IS.
Ảnh: New York Times.
Kể từ khi rơi vào tay IS năm 2014, Raqqa trở thành trung tâm đầu não của nhóm khủng bố này tại Syria. Từ tháng 6, SDF được liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn tấn công Raqqa. Việc đánh bại IS tại Raqqa sẽ là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực xóa sổ nhóm khủng bố tại Syria và Iraq. Ảnh: New York Times.
Khi ông Duterte tuyên bố Marawi được giải phóng, những cuộc đụng độ vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, người dân tại các trung tâm sơ tán vẫn còn trận chiến khác phải đối mặt phía trước.
Lực lượng đối lập Syria do Mỹ hậu thuẫn tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thành trì Raqqa từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), kết thúc "chiến dịch quân sự lớn".
Theo Điện Kremlin, ông Trump bày tỏ mong muốn tạo ra hòa bình, nhưng chính quyền Biden đang làm mọi cách để leo thang tình hình, khiến các thỏa thuận hòa bình trở nên khó khăn hơn.