Đi không được, ở không xong tại làng đại học 10.000 tỷ treo 2 thập kỷ
Thứ sáu, 18/10/2019 11:16 (GMT+7)
11:16 18/10/2019
Dự án làng đại học 10.000 tỷ ở Đà Nẵng sau hơn 20 năm quy hoạch vẫn gần như án binh bất động. Người dân không được cải tạo nhà cửa, đi không được, ở không xong.
Dự án làng đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997, với quy mô 300 ha. Trong đó, 190 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), còn lại 110 ha thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
Do thiếu vốn nên hơn 20 năm qua mới có 3 ngôi trường trong vùng dự án cơ bản hoàn thiện, gồm: Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn, Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng và Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông (trực thuộc Đại học Đà Nẵng).
Dự án bị "treo" quá lâu khiến hàng trăm người dân Quảng Nam và Đà Nẵng không được cải tạo, xây mới nhà cửa. Lý do là những ngôi nhà này nằm trong vùng quy hoạch dự án.
Bà Nguyễn Thị Thêm (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) bức xúc nói ngôi nhà của gia đình đã xây từ 20 năm trước và xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều lần bà xin chính quyền tu sửa nhà để ở nhưng không được vì diện tích đất nằm trong vùng dự án.
Cũng giống như bà Thêm, tại phường Hòa Quý có đến hàng chục ngôi nhà bị xuống cấp. Nhiều người phải đóng cửa đi nơi khác ở.
"Tôi có 100 m2 đất ở phường Hòa Quý nhưng vẫn phải đi thuê nhà ở. Nhiều lần tôi lên xin chính quyền xây ngôi nhà tạm để tá túc nhưng không được vì lãnh đạo nói đất nhà tôi trong vùng quy hoạch, nếu xây nhà thì sau này sẽ phát sinh tiền bồi thường", ông Nguyễn Văn Nam (ngụ quận Ngũ Hành Sơn) nói.
Nhiều hộ dân yêu cầu chính quyền phải sớm trả lời dứt khoát dự án làng đại học Đà Nẵng đến bao giờ triển khai.
"Nếu dự án triển khai thì thời gian là lúc nào? Dự án treo 2 thập kỷ rồi mà cứ để vậy thì lãng phí tài nguyên, người dân thì mỏi mòn chờ đợi", bà Thêm nói.
Theo quan sát, nhiều ngôi nhà dang dở rồi bỏ hoang nên cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục đã có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.
Người dân sở tại cho hay nhà cửa, ruộng vườn bỏ hoang khiến nơi đây trở thành "điểm đến" của những thanh niên nghiện ma túy, gây mất an ninh trật tự.
Đây là ngôi nhà tạm của một hộ dân phường Hòa Quý. Gia chủ cho biết ông đã treo biển bán nhà nhiều tháng nhưng không ai mua vì diện tích đất nằm trong vùng dự án. "Bây giờ chúng tôi đi cũng không được, mà ở cũng không xong vì nhà xuống cấp thế này sao mà tá túc được", một người dân phản ánh.
Lãnh UBND phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, cho biết việc dự án bị "treo" quá lâu khiến người dân địa phương khó khăn về chỗ ở. Dân bức xúc phản ánh nhiều lần nhưng do thiếu vốn nên dự án vẫn giẫm chân tại chỗ.
Lãnh đạo UBND phường Hòa Quý thừa nhận có nhiều hộ dân bức xúc về chỗ ở nhưng cũng có một số cá nhân lại lén lút xây dựng trái phép các hạng mục trên đất nằm trong vùng quy hoạch để chờ đền bù. Việc dự án chậm triển khai khiến chính quyền lúng túng.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND Đà Nẵng, cho hay dự án làng đại học "treo" quá lâu khiến địa phương cũng rơi vào thế bí. "Tuy nhiên, đây là dự án của Trung ương nên ngoài tầm kiểm soát của địa phương", ông Thơ nói.
Vị trí gần dự án ở phường Hòa Quý và một phần ở huyện Điện Bàn. Ảnh: Google Maps.
Làng đại học là khu chức năng đặc thù, trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia và quốc tế. Tổng quy mô phục vụ của dự án đến năm 2035 là 66.000 người, gồm 60.000 sinh viên và khoảng 6.000 giảng viên, cán bộ. Dự án có số vốn dự kiến khoảng 10.000 tỷ đồng.
"Dự án làng đại học được triển khai từ 1997 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Thời gian tới, phải đầu tư vốn để chấm dứt tình trạng này", Thủ tướng chỉ đạo.
Chiều 26/11, liên quan đến vụ việc phát hiện nhiều hài cốt ở ngõ 167 phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), lãnh đạo UBND phường Quang Trung cho biết sau khi kiểm đếm cụ thể, xác định số lượng hài cốt là 354 bộ.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.