Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dệt may TNG sụt giảm hơn 40% lợi nhuận

Trong tháng vừa qua, TNG chỉ ghi nhận lãi sau thuế đạt hơn 6 tỷ đồng tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước do trùng vào dịp Tết Nguyên đán 2024.

Dệt may TNG dự kiến triển khai thêm 45 dây chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân từ tháng 3. Ảnh: TNG.

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố báo cáo tài chính riêng tháng 2 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

Cụ thể, trong tháng 2, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 347 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong tháng đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Kết quả, "ông lớn" dệt may này chỉ ghi nhận lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng trong tháng vừa qua, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời là mức thấp nhất trong một năm qua.

Theo TNG, kết quả kinh doanh sụt giảm so với năm ngoái do tháng 2 năm nay trùng vào dịp Tết Nguyên đán 2024. Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu công ty may mặc này vẫn đạt hơn 870 tỷ đồng và lãi sau thuế 21 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 29% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại thời điểm ngày 29/2, tổng tài sản của TNG đạt hơn 5.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng gần 20% lên 1.066 tỷ đồng, trong khi tiền và các khoản tương đương tiền đạt hơn 250 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ phải trả của doanh nghiệp dệt may là hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lên 1.970 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức 13%, tương ứng đạt trên 8.000 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 255 tỷ đồng. Như vậy, sau 2 tháng đầu năm, TNG đã hoàn thành hơn 10% kế hoạch doanh thu và 8% lợi nhuận.

DOANH THU THÁNG 2 CỦA TNG THẤP NHẤT 1 NĂM
Tình hình kinh doanh theo tháng của TNG. Nguồn: BCTC DN
Nhãn2/202334567891011121/20242
Doanh thu
375561627669701782721599570556525523347

Trong năm 2023 trước đó, "ông lớn" ngành dệt may phía Bắc này ghi nhận kết quả kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao, cộng thêm gánh nặng từ các chi phí khiến lãi ròng công ty đi lùi 23% xuống còn 226 tỷ đồng, chỉ đạt 76% kế hoạch năm.

TNG cũng cho biết đã kín đơn hàng xuất khẩu đến nửa đầu năm nay. Do đó từ tháng 3, doanh nghiệp này sẽ bắt đầu tuyển thêm 3.000 nhân công để tăng công suất phục vụ lượng đơn hàng cao hơn. Đồng thời dự kiến gia tăng công suất nhà máy thêm 45 chuyền may.

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dẫn lời ban lãnh đạo TNG cho biết lượng đơn hàng kín đến nửa đầu năm nhờ nhiều đối tác lớn tại Mỹ như Columbia, The Children’s Place, Sportmaster, Costco… đã bán hết hàng tồn kho và lượng đơn gia tăng từ Decathlon nhằm phục vụ Olympic mùa Hè.

Mới đây, CTCP TNG Land - công ty con của Dệt may TNG (sở hữu 86,17% vốn) - đã nhận được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư tại Dự án Khu dân cư Đại Thắng (Khu đô thị Peace Village).

Dự án này có quy mô hơn 11 ha tại TP Phổ Yên (Thái Nguyên) bao gồm các sản phẩm đất nền, shophouse, nhà ở liền kề và nhà ở xã hội. Dự kiến dự án này sẽ được khởi công ngay trong tháng 4 và hoàn thành, bàn giao vào tháng 4/2025.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Công ty dệt may TP.HCM cắt giảm 4.000 lao động chuyển sang đầu tư BĐS

CTCP Garmex Sài Gòn bỏ ngỏ khả năng khôi phục mảng dệt may trước cảnh không đơn hàng, phải bán tài sản và cắt giảm lao động. Thay vào đó, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư bất động sản.

Không có đơn hàng, doanh nghiệp dệt may TP.HCM phải bán gần 8 ha đất

Garmex Sài Gòn dự kiến bán 2 thửa đất có tổng diện tích hơn 7,6 ha tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam để khắc phục khó khăn do thiếu đơn hàng.

Hầu hết doanh nghiệp tại TP.HCM đã có đơn hàng trở lại

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhấn mạnh hai ngành khó khăn nhất trong năm ngoái là dệt may và đồ gỗ hiện đã bắt đầu có đơn hàng trở lại.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm