Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đem xoài, tôm khô... đến TP.HCM tìm kênh tiêu thụ

Hậu Covid-19, các doanh nghiệp, hợp tác xã càng mong mỏi mở rộng kênh phân phối trong nước, đặc biệt thông qua các chuỗi bán lẻ lớn.

Mang 2 trái xoài keo từ An Giang lên TP.HCM, ông Huỳnh Thanh Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Long Bình - bày tỏ mong muốn tìm được đơn vị bán lẻ uy tín để hợp tác lâu dài.

Trước nay, với sản lượng 60.000-80.000 tấn/năm, Long Bình đã xuất khẩu xoài keo và xoài Đài Loan đi 4 nước gồm Mỹ, Australia, New Zealand và Hàn Quốc, đồng thời bán cho một số nhà máy chế biến.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 cho thấy rõ thị trường nội địa cũng cần được quan tâm không kém, thậm chí có thể trở thành "cứu cánh" cho không ít doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây cũng là lý do TP.HCM tiếp tục tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành, bất kể những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

tieu thu nong san anh 1

Ông Huỳnh Thanh Minh (áo nâu) trao đổi với bộ phận thu mua của VinCommerce. Ảnh: L.A.

Tại đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã như Long Bình có dịp trực tiếp trao đổi với bộ phận thu mua của các chuỗi bán lẻ lớn như VinCommerce, MM Mega Market, Satra, Saigon Co.op, Aeon... Đây là cơ hội để các mặt hàng nông sản tìm kiếm đầu ra không chỉ ở TP.HCM mà ở tất cả thị trường các chuỗi này có mặt.

Đó cũng là mục tiêu ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Vườn Bà Ba, đặt ra khi đến hội nghị kết nối năm nay. Sau hơn 2 năm khởi nghiệp, ông Khánh đã đưa thương hiệu có mặt trên các kênh phân phối trực tuyến, và giờ đã đến lúc "lên kệ" siêu thị.

Chia sẻ với Zing, ông Trần Quang Huy - Phó trưởng phòng Mua hàng của VinCommerce - cho biết chỉ trong vòng một tiếng đầu tiên của hội nghị đã trò chuyện với hơn 10 nhà cung cấp. Với kế hoạch mở rộng độ phủ khắp cả nước, doanh nghiệp kỳ vọng thông qua chương trình để tìm kiếm các nhà cung cấp địa phương cho tất cả ngành hàng, đặc biệt là nông sản từ khu vực Tây Nam Bộ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hội nghị kết nối cung cầu hàng năm đã tạo điều kiện để TP.HCM trở thành đầu mối tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản, thực phẩm của các tỉnh, thành phía Nam.

"Các hợp đồng, các biên bản ghi nhớ có giá trị được ký kết đã đóng góp vào thành quả phát triển kinh tế chung của Thành phố, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Với hội nghị năm nay, TP.HCM đón 28 tỉnh, thành tham gia triển lãm tại 500 gian hàng trực tiếp và 20 tỉnh, thành khác sử dụng 92 gian hàng thực tế ảo. Đến đầu giờ chiều 2/12, đã có 559 giao dịch được thực hiện thành công. Kết hợp với chương trình Tháng Khuyến mại, Sở Công Thương TP kỳ vọng có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường trong nước.

Mặt khác, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cũng mong muốn thông qua chương trình, các địa phương có thể tìm ra các giải pháp đổi mới, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững, hướng đến xuất khẩu thích ứng giai đoạn mới và định hướng chuyển đổi số.

Đầu tư hàng chục tỷ đồng kinh doanh thực phẩm sạch sau dịch

Trong khi một số doanh nghiệp mở thêm mảng thực phẩm tốt cho sức khỏe, số khác đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất và phân phối rau củ, thịt, cá... sạch.

Giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh

Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng của cao su đạt 1.680 USD/tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; chè đạt 1.666 USD/tấn, tăng 28,7%; cà phê đạt 1.902 USD/tấn, tăng 9,7%.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm