Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh

Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng của cao su đạt 1.680 USD/tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; chè đạt 1.666 USD/tấn, tăng 28,7%; cà phê đạt 1.902 USD/tấn, tăng 9,7%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông lâm, thủy sản ước đạt trên 74,3 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu ước đạt 38,75 tỷ USD, tăng 13,1%.

Trong tháng 10, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 17,4 tỷ USD, tăng 12,7%; lâm sản chính đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 22,3%; thủy sản đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm 0,8%; chăn nuôi ước đạt 359 triệu USD, tăng 6,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 22,3%.

Lũy kế từ đầu năm, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng, như cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm, sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm, quế... Trong đó, cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Cụ thể, cao su tăng 13,9% khối lượng và tăng hơn 46% giá trị, hạt điều tăng hơn 14% khối lượng và 13,5% giá trị, sắn và sản phẩm từ sắn chỉ tăng hơn 7% khối lượng, nhưng tăng hơn 21% giá trị. Riêng hồ tiêu, dù khối lượng xuất khẩu giảm 5,7%, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 52,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 44,2%.

Created with Highcharts 8.2.2CƠ CẤU NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU 10 THÁNG ĐẦU NĂMNông sảnNông sảnLâm sảnLâm sảnThủy sảnThủy sảnĐầu vào sản xuất chínhĐầu vào sản xuất chínhSản phẩm chăn nuôiSản phẩm chăn nuôi
CƠ CẤU NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU 10 THÁNG ĐẦU NĂM

NhãnNông sảnLâm sảnThủy sảnĐầu vào sản xuất chínhSản phẩm chăn nuôi
Nhóm hàng triệu USD 173461280768891353359

Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng nhiều mặt hàng tăng, như cao su đạt 1.680 USD/tấn (tăng 4,1%), chè đạt hơn 1.665 USD/tấn (tăng 28,7%). Giá cà phê cũng tăng 9,7%, gạo tăng hơn 7,1%, hồ tiêu tăng hơn 71%, sắn tăng hơn 13%.

Bộ NNPTNT cũng cho biết xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng qua của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 42,8% thị phần), châu Mỹ (30%), châu Âu (11,4%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,5%).

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ đạt trên 10,8 tỷ USD (chiếm 27,9% thị phần), trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt gần 7,5 tỷ USD (chiếm 19,3% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất, chiếm 43,4% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản...

Ngoài ra, 10 tháng năm nay, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng 35,6 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 54%.

Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất sang Việt Nam khi đạt kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần (trong đó mặt hàng bông chiếm 36,4% giá trị); tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 3,15 tỷ USD, chiếm 8,9% (mặt hàng điều chiếm gần 65%).

Bộ NNPTNT cho biết thời gian tới tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước trong điều kiện mới và kế hoạch kết nối sản xuất, tiêu thụ đợt Tết dương lịch và Tết Nguyên đán; báo cáo Ban chỉ đạo Phát triển thị trường Nông sản và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.

Tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc, các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA tới các địa phương, doanh nghiệp.

Bài liên quan

Tai cau truc nganh nong nghiep the nao? hinh anh

Tái cấu trúc ngành nông nghiệp thế nào?

0 2

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần nhìn nhận nền nông nghiệp là một cấu trúc kinh tế xã hội. Từ đó, chuyển tư duy sản xuất dựa trên mục tiêu tăng sản lượng sang tăng giá trị.

Tuấn Hùng

Bạn có thể quan tâm