Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đêm ở Bangkok không chỉ có phố đèn đỏ

Tác phẩm đầu tay của Mai Nardone lấy bối cảnh Thái Lan thời hiện đại, kể một loạt câu chuyện từ các ngôi chùa, khu ổ chuột đến biệt thự kín cổng cao tường ở Bangkok.

Góc tối Bangkok được thể hiện sinh động qua câu chuyện của Mai Nardone. Ảnh: Alamy.

Trong Welcome Me to the Kingdom, tác giả người Mỹ gốc Thái Lan Mai Nardone không viết về sự nhộn nhịp của ngành công nghiệp du lịch, các bãi biển chật kín du khách, những phố đèn đỏ không ngủ đã trở thành thương hiệu của đất nước Đông Nam Á.

Thay vào đó, Mai Nardone kể một loạt câu chuyện liên quan nhau với các tình tiết đan cài để mô tả những nhân vật và mối quan hệ của họ trong suốt 5 thế hệ.

Trong những trang mở đầu, độc giả được đưa đến các đường phố của thủ đô Thái Lan, nơi Pea và Nam vừa từ tỉnh lẻ lên. Giống nhiều người khác - đàn ông, phụ nữ và trẻ em cố gắng tìm công việc, thoát khỏi hạn hán và nghèo đói tàn phá vùng quê của họ.

Cả Pea và Nam đều là trẻ mồ côi, lớn lên trong một ngôi chùa ở Udon Thani. Pea hứa sẽ lo lắng cho Nam nhưng công việc lao động ngắn hạn bấp bênh, đồng lương rẻ mạt của anh không đủ để thực hiện điều đó.

Nam vào làm trong một quán bar ở Bangkok với nhiệm vụ quyến rũ những người đàn ông da trắng lớn tuổi say xỉn. Pea rất tức giận nhưng Nam vẫn cam chịu. Cô làm mọi thứ để có thể trụ lại.

Trong những câu chuyện này, Nam vừa là trung tâm đồng thời vừa là nhân vật thứ yếu, từ cuộc hôn nhân thuận lợi đến việc phá thai do chịu nhiều áp lực và sự xuất hiện của cô con gái người Mỹ gốc Thái Lara, người không hiểu sự hy sinh của mẹ mình.

Khi mỗi câu chuyện chuyển sang phần kế tiếp, một khung cảnh mới sẽ mở ra, đưa độc giả vào một giai đoạn khác trong cuộc đời của nhân vật trước đó.

bong toi cua Bangkok anh 1

Bìa sách Welcome Me to the Kingdom. Ảnh: Amazon.

Thông thường, ngôi thứ 3 của Nardone không cho phép chúng ta quan sát thế giới xung quanh từ góc nhìn của nhân vật. Giống khách du lịch, độc giả chỉ có thể quan sát khi họ vật lộn và vấp ngã ở Bangkok, nơi các rạp chiếu phim, câu lạc bộ khiêu vũ bị phá hủy để nhường chỗ cho McDonalds và bãi đậu xe.

Tại đó, những người đàn ông có xu hướng bạo lực, thao túng cảm xúc và lòng đầy kiêu hãnh. Pea cam chịu thất bại, Rick, người Mỹ đã ly hôn thừa cân và cô đơn. Và Ba, người lớn lên ở thành phố Triều Châu (Trung Quốc), chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống cận nghèo ở Bangkok cùng vợ và những đứa con gái bị hành hạ mỗi ngày.

Tuy nhiên, những người phụ nữ kiên cường đã khỏa lấp sự tàn ác trong các câu chuyện của Nardone. Ping không ngừng học tập để có một cuộc sống tốt đẹp hơn; Nam hàng ngày chịu sự chê bai để thoát nghèo; Hasmah, một người Hồi giáo làm công việc phá thai bất chấp những rủi ro đến tính mạng.

Welcome Me to the Kingdom không phải là một cuốn sách dễ đọc, nhưng nó là một câu chuyện đẹp và giàu tính nhân văn.

"Một sự miêu tả trung thực, tinh túy về những tác động của quá trình đô thị hóa, làm phức tạp và xói mòn cuộc sống con người. Bangkok là ngôi sao thực sự, một thành phố hiện đại ở trung tâm của câu chuyện xưa cũ như chính nền văn minh này. Mọi vương quốc được thắp sáng rực rỡ đều có một thế lực ngầm", New York Times Book Review nhận xét.

"Mai Nardone là một nhà văn có lối viết đi thẳng vào trái tim. Tôi không muốn đặt cuốn sách này xuống và bạn cũng vậy", C Pam Zhang, tác giả How much of these Hills Is Gold đánh giá về phong cách của ngòi bút trẻ người Mỹ.

8 cuốn sách tác giả hối tiếc khi viết ra

Trang "Book Riot" đã chia sẻ về 8 cuốn sách khiến các tác giả hối tiếc sau khi được xuất bản, thậm chí vì chúng quá nổi tiếng.

Cách người nước ngoài nhìn về văn hóa Việt Nam thông qua giao thông

Qua "Du hành về Nam", tác giả người Bỉ Jean Pierre Outers mượn những hình ảnh, đặc điểm về giao thông Việt Nam để bàn về văn hóa Việt.

Nguyễn Hiếu

Theo Telegraph

Bạn có thể quan tâm