Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

'Elon Musk' trở thành kẻ lừa đảo thành công nhất Internet

Thực tế "Bản sao Elon Musk", đang xuất hiện trong hàng nghìn quảng cáo vô danh trên Facebook, TikTok, tiếp tay lừa đảo hàng tỷ USD, chỉ là sản phẩm của AI.

Tất cả những gì Steve Beauchamp (82 tuổi) cần là tiền chu cấp cho gia đình. Ông nghĩ Elon Musk có thể giúp mình.

Cuối năm ngoái, Beauchamp đã xem một đoạn video ghi lại cảnh CEO Tesla giới thiệu cơ hội đầu tư hấp dẫn cùng hứa hẹn sinh lời nhanh chóng. Ông đã liên hệ với công ty đầu tư này và mở một tài khoản với giá 248 USD.

Sau một loạt giao dịch kéo dài vài tuần, Beauchamp đã rút cạn tài khoản hưu trí của mình để “tiếp máu” cho phi vụ đầu tư. Cuối cùng, số vốn ông bỏ ra lên đến 690.000 USD.

Đột nhiên, toàn bộ số tiền biến mất. Nó rơi vào tay những tổ chức lừa đảo cao cấp, được tiếp tay bởi trí tuệ nhân tạo.

Mất vài USD để tạo video deepfake, nhưng lừa đảo hàng tỷ USD

Theo New York Times, những kẻ lừa đảo đã chỉnh sửa một cuộc phỏng vấn có thật của Musk, sau đó thay thế giọng nói của tỷ phú bằng một bản sao AI.

Công nghệ nhân bản giọng nói này đủ tinh vi để có thể thay đổi từng cử động miệng theo từng phút, khớp với nội dung văn bản đã viết. Với một người xem bình thường, họ khó lòng nhận ra các chi tiết đã qua chỉnh sửa này.

“Với tôi, video đó chính là ông ấy. Cho dù có ai nói đó là AI bắt anh ấy nói những điều anh ấy đang nói, tôi vẫn thực sự không biết”, Beauchamp nói về đoạn video mình đã xem về Musk.

Được gọi là deepfake, hàng nghìn video do AI tạo ra như trên đã tràn ngập Internet trong những tháng gần đây. Những bản sao giả mạo của ông Musk đang lừa dối nhiều nhà đầu tư ngây thơ. Theo ước tính từ Deloitte, các sản phẩm deepfake của AI ước tính sẽ tiếp tay gây ra hàng tỷ USD lừa đảo mỗi năm.

Các video này chỉ tốn vài USD để sản xuất và hoàn thành chỉ trong vài phút. Chúng được quảng cáo trên mạng xã hội, bao gồm cả quảng cáo trả phí trên Facebook, nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận. “Đây có lẽ là vụ lừa đảo bằng deepfake lớn nhất từ ​​trước đến nay”, Francesco Cavalli, đồng sáng lập công ty giám sát và phát hiện Sensity, nhận xét.

Các video này chân thật một cách kỳ lạ. Nhấn nhá, ngữ điệu đều đặc trưng Elon Musk cùng giọng Nam Phi của ông.

Theo Sensity, Musk là người phát ngôn phổ biến nhất trong các video lừa đảo.

Deepfake Elon Musk lua dao anh 1

Video bị chỉnh sửa bằng deepfake. Nguồn: CNET.

Ông xuất hiện trong gần 1/4 số vụ lừa đảo deepfake kể từ cuối năm ngoái. Trong video đầu tư tiền mã hóa, Musk xuất hiện trong gần 90% số video.

Các quảng cáo deepfake còn có sự góp mặt của Warren Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng, và Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, cùng hàng loạt tên tuổi khác.

Sau khi cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại hội nghị Bitcoin ngày 10/8, YouTube đã phát sóng hàng chục video gắn nhãn “trực tiếp”. Những video này là bản deepfake được ghi hình sẵn của Elon Musk, nói rằng ông sẽ đầu tư gấp đôi vào tất cả loại tiền số mình đang có. Một số video nhận về hàng trăm nghìn người xem. YouTube cho biết những kẻ lừa đảo có thể sử dụng bot để tăng lượt xem.

Một người ở Texas nói mình đã mất số Bitcoin trị giá 36.000 USD sau khi nhìn thấy “video mạo danh” Elon Musk phát biểu trên YouTube vào tháng 2/2023, theo báo cáo của Better Business Bureau. Người này viết: “Tôi gửi Bitcoin của mình và không bao giờ nhận lại được gì”.

Trên thực tế, các video do AI tạo ra không hề hoàn hảo. Trong một số video, CEO Tesla có thể phát ra âm thanh như người máy và miệng ông không phải lúc nào cũng khớp với lời nói. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chúng có vẻ đủ thuyết phục đối với một số nạn nhân, đồng thời đang liên tục cải thiện.

Deepfake Elon Musk lua dao anh 2

Kết quả tìm kiếm trên YouTube cho từ khóa “hội nghị Elon Bitcoin” hiển thị hàng chục vide có cảnh Elon Musk giả mạo đang rao bán các vụ lừa đảo tiền điện tử.

Theo Cavalli từ Sensity, những video như vậy chỉ tốn 10 USD để tạo ra. Những kẻ lừa đảo chủ yếu có trụ sở ở Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Đông Âu. Chúng tạo ra các video giả mạo bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ miễn phí và rẻ tiền trong vòng chưa đầy 10 phút.

“Nó vẫn có tác dụng. Vì vậy, họ sẽ tiếp tục khuếch đại chiến dịch, khắp các quốc gia, dịch sang nhiều ngôn ngữ và liên tục truyền bá trò lừa đảo đến nhiều nạn nhân hơn nữa”, Cavalli nói.

Người già là mục tiêu hàng đầu của lừa đảo tiền số

Theo New York Times, nhiều trò lừa đảo bắt đầu bằng quảng cáo phần mềm giả mạo làm từ AI. Họ tuyên bố rằng chúng có thể tạo ra lợi nhuận đáng kinh ngạc từ khoản đầu tư. Ban đầu, các nạn nhân chỉ gửi một khoản tiền nhỏ - khoảng 250 USD - và dần dần bị dụ đầu tư nhiều hơn khi những kẻ lừa đảo nói khoản đầu tư ban đầu đang tăng giá trị.

Đơn cử như trong video trích từ cuộc họp cổ đông tại Tesla, Musk đã giải thích về một công cụ đầu tư tự động bằng AI có thể lời gấp đôi mỗi ngày.

Những kẻ lừa đảo thường nhắm mục tiêu vào những người dùng Internet lớn tuổi, có chút hiểu biết về tiền điện tử, AI hoặc Elon Musk, nhưng không quen với những phương thức đầu tư an toàn.

“Người cao tuổi luôn là nhóm người rất dễ lừa đảo và sinh lời. Ông nói thêm rằng người cao tuổi đã là mục tiêu lừa đảo từ lâu, trước cả khi các nền tảng như Facebook giúp họ dễ dàng lừa đảo, Finn Brunton, giáo sư tại Đại học California và Davis, một chuyên gia về thị trường tiền điện tử, nhận định.

Ông Beauchamp (75 tuổi) đã xem được một quảng cáo của Musk từ đài CNN ngay sau khi đăng ký tài khoản Facebook vào năm 2023. Song, CNN cho biết Musk đã không xuất hiện trả lời phỏng vấn trên đài trong nhiều năm qua.

Deepfake Elon Musk lua dao anh 3

Elon Musk trở thành cái tên gắn với những vụ lừa đảo tiền số lớn nhất năm. Ảnh: Kare11.

Beauchamp đã gửi 27.216 USD vào tháng 12/2023 cho một công ty tự xưng là Magna-FX. Magna-FX khiến khoản đầu tư của ông có vẻ như đang ngày càng tăng giá trị. Một nhân viên còn sử dụng phần mềm để kiểm soát máy tính của Beauchamp, chuyển tiền đi khắp nơi để đầu tư.

Để rút tiền, Beauchamp được yêu cầu phải trả phí quản lý 3.500 USD và phí hoa hồng thêm 3.500 USD. Ông gửi tiền để rồi chỉ được thông báo phải trả thêm 20.000 USD để giải ngân một phần tiền - 200.000 USD. Ông tiếp tục đồng ý trả khoản tiền này.

Beauchamp nói với những kẻ lừa đảo rằng mình đã cạn tiền tiết kiệm hưu trí, sử dụng hết hạn mức tín dụng và vay tiền từ chị gái để đầu tư và trả phí. Nhưng những kẻ lừa đảo vẫn muốn nhiều hơn thế. Họ yêu cầu anh ta trả thêm một khoản phí khác. Cuối cùng, Beauchamp đã liên lạc với cảnh sát.

Hầu hết dấu vết của Magna-FX đều được lưu ngoại tuyến, bao gồm trang web, số điện thoại và địa chỉ email của các nhân viên Beauchamp đã nói chuyện. “Tôi đoán bây giờ là lúc để gọi tôi là ngu ngốc, ngu ngốc, ngu ngốc và những tính từ tồi tệ nhất mà bạn có thể nghĩ đến”, Beauchamp nói.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

Apple co so 'ao giac AI'? hinh anh

Apple có sợ 'ảo giác AI'?

0

Để AI của mình không gặp "ảo giác" - hiện tượng đưa thông tin sai lệch, không có thật, Apple đã chèn những câu lệnh cấm trí tuệ nhân tạo cung cấp thông tin sai lệch.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm