Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất tăng lương tối thiểu lên 3 triệu đồng/tháng

Sáng 9/11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất năm 2013, Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu cho vùng vùng 1 lên mức 3 triệu đồng/tháng

Đề xuất tăng lương tối thiểu lên 3 triệu đồng/tháng

Sáng 9/11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất năm 2013, Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu cho vùng vùng 1 lên mức 3 triệu đồng/tháng

Tổng Liên đoàn Lao động VN đã công bố kết quả khảo sát thực tế tiền lương, thu nhập và mức sống tối thiểu trong các doanh nghiệp. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 60 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đại diện 4 vùng lương trong cả nước. Với câu hỏi khảo sát người lao động có hài lòng với công việc và thu nhập của mình không thì chỉ có 0,8% người trả lời rất hài lòng, 28,5% người nói không hài lòng, trên 57% nói tạm hài lòng.

Cũng theo khảo sát, chi tiêu của một gia đình người lao động 3 người tốn khoảng 4,6 triệu đồng/tháng. Với mức chi tiêu này, tiền lương tối thiểu theo vùng hiện chỉ đáp ứng 40-46% chi tiêu của người lao động. Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam đề xuất năm 2013, Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu đạt 80% mức sống tối thiểu người lao động. Cụ thể, mức đề xuất lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 3 triệu đồng, vùng 2 là 2,8 triệu đồng, vùng 3 là 2,5 triệu đồng, vùng 4 là 2 triệu đồng. Trước đó, phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng mà Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trình lên Chính phủ tại vùng cao nhất là 2,7 triệu đồng/tháng.

Tiền lương tối thiểu theo vùng hiện chỉ đáp ứng gần nửa chi tiêu của người lao động

Lý giải mức đề xuất này, ông Đặng Quang Điều Viện trưởng Viện Công nhân-công đoàn cho biết: “Theo lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu, năm 2015, tiền lương tối thiểu bằng mức sống tối thiểu. Nếu 2013, lương tối thiểu không bằng 80% mức sống tối thiểu thì đến năm 2015 khó có thể đạt được mục tiêu”. Tổng Liên đoàn cũng đề nghị tăng mức ăn ca cho người lao động trong các khu công nghiệp, vùng 1 là 20.000 đồng/suất; vùng 2 là 18.000 đồng/suất; vùng 3 là 16.000 đồng/suất; vùng 4 là 14.000 đồng/suất.

Kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương thực tế mà người lao động nhận được trung bình là hơn 2,8triệu đồng/tháng. Mức lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước là  hơn 3,5 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp FDI hơn 2,6 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp dân doanh hơn 2,8 triệu đồng/tháng. Tính theo nhóm ngành nghề, mức lương cao nhất thuộc về lĩnh vực giao thông, xây dựng với hơn 3,5 triệu đồng/tháng; thấp nhất thuộc về lĩnh vực sản xuất giày da ở mức 2,6 triệu đồng/tháng.

Xét theo tổng thu nhập trung bình của người lao động, mức cao nhất là doanh nghiệp Nhà nước đạt gần 4,5 triệu đồng/tháng; sau đó là khối FDI đạt hơn 3,7 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp dân doanh đứng cuối với gần 3,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, tiền lương thực tế trung bình của người lao động trong doanh nghiệp FDI cao hơn so với lương cơ bản gần 18 %.

Theo ông Điều các doanh nghiệp FDI muốn tách tiền lương ra thành các khoản phụ cấp trợ cấp để giảm số tiền đóng Bảo hiểm xã hội. “Ngoài ra khi DN khó khăn, họ cũng có thể cắt phụ cấp mà không mang tiếng là giảm lương của người lao động”, ông Điều nói.

Theo Dân Việt

Theo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm