Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) vừa hoàn chỉnh phương án khắc phục sự cố đứt cáp dự ứng lực ngầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, đề xuất Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.
Theo đó, giai đoạn 1, trong 10 ngày đầu tiên, đơn vị thi công lắp đặt đà giáo, khung chống đảm bảo đủ khả năng chịu lực để chống đỡ toàn bộ nhịp chính cầu vượt; sử dụng hệ giàn giáo định hình để chống đỡ nhịp chính cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Đồng thời, đơn vị thi công sẽ bố trí thép dày 10 mm trên mặt đường bê tông nhựa, gia cố nền đường bằng cừ tràm và tấm bê tông dày 10 cm tại các vị trí đào hiện hữu.
Giai đoạn 2, trong 35 ngày tiếp theo, đơn vị thi công sửa chữa, khôi phục hệ thống cáp giằng, lắp đặt hệ thống neo tạm trên đỉnh trụ, căng cáp tạm, đổ bê tông neo cáp giằng thay thế... và kiểm định, thử tải cầu, hoàn trả mặt bằng.
Theo TCIP, giai đoạn 2 vẫn chưa chốt do cần khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, đưa ra cơ sở lập phương án chi tiết, hợp với điều kiện làm việc, chịu lực của kết cấu công trình.
Trong thời gian tới, TCIP đề xuất phân luồng giao thông khu vực cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh theo 2 phương án.
Một là phân luồng từ xa: Đối với ôtô đi từ cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương (hoặc quay đầu tại vòng xoay Hàng Xanh) - Điện Biên Phủ - rẽ phải đường dân sinh dọc cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Hướng đi xe máy: cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - hẻm 602 Điện Biên Phủ (đường D1 nối dài) - Nguyễn Hữu Cảnh.
Hai là phân luồng khu vực dưới cầu: Cấm người và xe đi dưới dạ cầu nhịp chính cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Hạn chế ùn tắc bằng cách cải tạo đường quay đầu hiện hữu làm đường tạm cho hướng Nguyễn Hữu Cảnh ra xa lộ Hà Nội; mở dải phân cách tại hẻm 602 Điện Biên Phủ (đường D1 nối dài) sang khu Vinhomes Tân Cảng thành ngã tư, điều tiết bằng đèn tín hiệu.
Sự cố đứt cáp dự ứng lực cầu Nguyễn Hữu Cảnh vừa được phát hiện sau khi Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải) khảo sát công trình vào giữa tháng 9.
Mới đây, Sở GTVT đã đề nghị các đơn vị lập kế hoạch khảo sát, quan trắc và tiến độ thực hiện sửa chữa, tính đến cách thay thế kết cấu nhịp chính nếu sửa kết cấu nhịp hiện hữu không đảm bảo.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh được đưa vào khai thác năm 2002. Công trình có tổng chiều dài hơn 600 m, bề rộng toàn cầu gần 13 m. Công trình do Tedi South (Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam) đảm nhiệm thiết kế.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh gặp sự cố
Cấm xe nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngày 28 và 30/4
Trong 2 ngày 28/4 và 30/4, TP.HCM sẽ cấm nhiều tuyến đường để tổ chức bắn pháo hoa và thực hiện các hoạt động khác phục vụ lễ.
Google Maps vẫn sai thông tin ôtô lên cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
Chế độ điều hướng dành cho ôtô của Google Maps vẫn chưa cập nhật thông tin tuyến đường khu vực cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Mất chưa tới 5 phút để qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM) chính thức cho toàn bộ xe lưu thông sau 5 tháng khắc phục sự cố đứt cáp dự ứng lực ngầm. Sáng 6/3, các phương tiện di chuyển thuận lợi.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh ngày đầu dỡ rào cấm ôtô sau 5 tháng sửa chữa
Sau 5 tháng khắc phục sự cố đứt cáp dự ứng lực ngầm, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) chính thức cho toàn bộ xe lưu thông, không giới hạn ôtô như trước đây.
Xe hơi được qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh từ cuối tháng 2
Tất cả phương tiện được chạy qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) từ cuối tháng 2, sau khi hoàn tất sửa chữa, khắc phục sự cố đứt cáp dự ứng lực ngầm.