Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh gặp sự cố

Lý do cầu Nguyễn Hữu Cảnh có cáp dự ứng lực đặt dưới lòng đất

Nằm trên trục giao thông chính kết nối khu đông vào trung tâm TP.HCM, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh được thiết kế cáp dự ứng lực đặt ngầm để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ và giao thông.

Nhịp chính cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Ảnh: Quỳnh Danh.

Hơn 10 ngày kể từ khi cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) cấm toàn bộ xe lưu thông để khắc phục sự cố đứt cáp ngầm, phương án sửa chữa vẫn chưa được thống nhất.

Sự cố được phát hiện hồi giữa tháng 9, nguyên nhân chính được xác định là quá trình thi công cống thoát nước ngầm đã cắt đứt cáp dự ứng lực của cầu (hoàn thành tháng 3/2021). Bỏ qua các yếu tố chưa được làm rõ về sự truyền đạt bản vẽ hoàn công giữa nhà thầu, giới chuyên môn đánh giá cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh là công trình duy nhất tại TP.HCM có thiết kế cáp dự ứng lực đặt ngầm đến thời điểm này.

"Thiết kế này khá độc đáo và ngay cả những kỹ sư xây dựng khi nhìn vào cũng khó nhận ra có cáp dự ứng lực căng dưới ngầm", một chuyên gia cầu đường chia sẻ.

Trao đổi với Zing, một chuyên gia là thành viên tổ điều tra, tư vấn sự cố cho biết cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh có thiết kế hơn 20 năm trước, do Tedi South (Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam) thực hiện. Mô hình này được người thiết kế đưa từ Liên Xô về áp dụng - công nghệ tiên tiến thời điểm đó.

cau Nguyen Huu Canh, anh 1

Cáp dự ứng lực (màu đỏ) bị cắt, với cống hộp (màu xanh) chắn ngang gây chuyển vị hai mố cầu nhịp chính. Ảnh: TCIP.

Với vị trí nút giao thông quan trọng và nằm trên trục đường trung tâm thành phố, những cầu vượt như Nguyễn Hữu Cảnh đòi hỏi kết cấu phải rất mỏng, mảnh, dầm cầu không được cao, độ dốc cầu theo tiêu chuẩn, còn bên dưới vẫn đáp ứng nhu cầu cho xe cộ lưu thông, kể cả xe chuyên chở hàng hóa có độ cao tối thiểu 4,75 m.

“Công trình bị khống chế bởi nhiều con số cố định và không thể vượt khẩu độ lớn. Ngược lại với những cây cầu dây văng, cầu nằm ngoài thành phố vẫn cho phép dầm to, vượt khẩu độ 5 m vẫn được”, chuyên gia phân tích.

Đối với cầu Nguyễn Hữu Cảnh, cáp dự ứng lực đóng vai trò níu 2 chân cầu lại gần nhau, đảm bảo khả năng chịu lực của phần dầm bên trên, có thể làm cho cầu vồng lên hoặc ít nhất không lõm xuống.

"Do đó, có thể nói rằng cáp là một phần không thể tách rời đối với kết cấu của dạng cầu này", chuyên gia nói thêm.

cau Nguyen Huu Canh, anh 2

Cầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở trục giao thông chính kết nối khu đông vào trung tâm TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Sự cố đứt cáp dự ứng lực cầu Nguyễn Hữu Cảnh vừa được phát hiện sau khi Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải) khảo sát công trình vào giữa tháng 9.

Mới đây, Sở GTVT đã đề nghị các đơn vị lập kế hoạch khảo sát, quan trắc và tiến độ thực hiện sửa chữa, tính đến cách thay thế kết cấu nhịp chính nếu sửa kết cấu nhịp hiện hữu không đảm bảo.

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh được đưa vào khai thác năm 2002. Công trình có tổng chiều dài hơn 600 m, bề rộng toàn cầu gần 13 m. Cầu được sửa chữa và kiểm định vào năm 2017, sau khi kiểm định, công trình tiếp tục được duy tu, bảo trì thường xuyên.

Người dân chạy ngược chiều để thoát kẹt xe khu cầu Nguyễn Hữu Cảnh Ùn ứ kéo dài quanh khu vực cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh sáng 3/10, nhiều người phải chạy xe ngược chiều hướng về khu dân cư Vinhomes (quận Bình Thạnh) để vào trung tâm TP.HCM.

Thay thế kết cấu nhịp chính cầu Nguyễn Hữu Cảnh nếu không sửa được

Sở GTVT đề nghị các đơn vị lập kế hoạch khảo sát, quan trắc và tiến độ thực hiện sửa chữa, tính đến cách thay thế kết cấu nhịp chính nếu sửa kết cấu nhịp hiện hữu không đảm bảo.

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh từng gặp nhiều sự cố, phải chi tiền tỷ để sửa

Trước khi bị phát hiện gặp sự cố nghiêm trọng đứt cáp dự ứng lực ngầm gần đây, cầu Nguyễn Hữu Cảnh từng gặp phải nhiều sự cố khác ngay khi công trình vừa hoàn thành.

Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh gặp sự cố

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm