Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Dự thảo này quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như các hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo đó, đối với vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, người vi phạm có thể bị phạt tiền 80-100 triệu đồng nếu góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định; kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Nhà đầu tư cũng có thể bị phạt tiền 100-150 triệu đồng nếu tham gia chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Chế tài này cũng áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
Trong khi đó, hành vi đầu tư kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động được đề xuất xử phạt 150-200 triệu đồng.
Với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật, người vi phạm có thể bị phạt 200-300 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc chấm dứt hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế đối với hành vi vi phạm quy định; buộc tạm dừng việc chuyển nhượng dự án đối với hành vi vi phạm quy định; buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất phạt tiền 50-70 triệu đồng đối với hành vi kê khai không chính xác, không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư.
Trường hợp vi phạm để hưởng ưu đãi đầu tư về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách thì bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và pháp luật có liên quan.
Người vi phạm cũng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định.
Luật Đầu tư 2020 cấm 7 hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm:
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới)
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này
- Kinh doanh mại dâm
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
- Kinh doanh pháo nổ
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Đề xuất chia sẻ thông tin quản lý nợ xấu của ngân hàng cho NĐT ngoại
Các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất NHNN có cơ chế chia sẻ thông tin về quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện để đánh giá khách quan về thị trường Việt Nam.
Giá mua điện mặt trời mái nhà có thể cao hơn mức 671 đồng/kWh
Bộ Công Thương đề xuất giá mua bán điện dư phát lên lưới của năm hiện tại không vượt quá giá điện năng thị trường bình quân trong năm liền trước. Do các bên mua bán tự thỏa thuận.
Bộ trưởng Công Thương: Đã xử lý hàng chục nghìn vi phạm thương mại
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết đã xử lý hàng chục nghìn trường hợp vi phạm và thu về cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng từ việc xử phạt trong lĩnh vực thương mại.